Đến khoảng tuổi 40, con người sẽ gặp phải tình trạng thoái hóa khớp, trong đó khớp gối là một trong những vị trí thường xuyên chịu tổn thương. Vậy thoái hóa khớp gối là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Để biết thoái hóa khớp gối là gì, trước hết cùng đi tìm hiểu khớp gối được định nghĩ như thế nào, chúng nằm ở đâu trong cơ thể. Theo đó, khớp gối là khớp nối liền phần đùi và cẳng chân, chúng nằm ở đầu dưới của xương chày và đầu trên của xương chày, được bao bọc bởi một lớp sụn. Đây là khớp khá quan trọng, chịu tác động lực của toàn bộ phần cơ thể phía trên, giúp chúng ta thực hiện các vận động chính. Khi hoạt động quá nhiều, các lớp sụn bị bào mòn sẽ gây nên tình trạng thoái hóa.
Thoái hóa khớp gối là hiện tượng khớp gối bị thoái hóa, thể hiện ở sự biến đổi bề mặt lớp sụn, khiến các khớp hoạt động kém trơn tru, chúng cọ sát vào nhau khi vận động, gây mòn khớp, hình thành nên các gai xương dẫn đến biến dạng khớp. Giai đoạn đầu của bệnh, dịch khớp chưa bị ảnh hưởng nhiều nên chưa bị tổn thương. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến các dịch khớp ngày càng kém, độ ma sát tăng lên, mặt sụn bị bào mòn, dẫn đến hẹp khe khớp, ảnh hưởng đến khả năng vận động của khớp gối.
Những đối tượng dễ bị mắc thoái hóa khớp gối bao gồm:
- Người cao tuổi
- Những lao động chân tay, thường xuyên làm các việc lao động nặng nhọc khiến các khớp bị tổn thương
- Những người béo phì
- Những người có tiền sử chấn thương cũng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp cao hơn những người bình thường.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Thoái hóa khớp gối có thể được chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, khỏi 100% như các lời quảng cáo trên mạng là không thể. Bởi đây là căn bệnh có chuyển biến phức tạp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phần đầu sụn và đệm giữa 2 đầu xương bị hỏng sẽ rất dễ gây ra tình trạng hư hỏng, sưng viêm khớp, chất dịch nhầy bị giảm sút,…
Mặc dù thoái hóa khớp gối không khỏi hoàn toàn nhưng người bệnh vẫn có thể điều trị phục hồi tối đa chức năng của khớp gối. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh như đau đớn, sưng tấy, khó chịu dường như biến mất khi người bệnh thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học cũng như tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Do đó, để bệnh không chuyển biến nặng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể hay gây ra những biến chứng, bạn cần đến những cơ sở y tế uy tín càng sớm càng tốt.
Dấu hiệu thoái hóa khớp gối
Bệnh thoái hóa khớp gối cũng như các bệnh xương khớp khác, nhìn chung rất khó nhận biết trong giai đoạn đầu. Chỉ khi đi khám sức khỏe tổng quát hoặc bệnh chuyển biến nặng hơn thì bệnh mới được phát hiện. Người bệnh sẽ cảm nhận thấy những cơn đau quanh gối, các cơn đau tăng mạnh khi vận động nhiều, hoặc lên xuống cầu thang, đau nhiều hơn vào buổi tối. Càng về sau, khớp gối có thể bị sưng lên do viêm hoặc do tràn dịch khớp, các cơn đau sẽ giảm khi được chọc hút dịch ra nhưng có thể tái phát vài ngày sau đó. Khi bệnh trở nên nặng hơn, người bị thoái hóa khớp gối có thể bị cứng khớp, tình trạng này được biểu hiện rõ nhất khi người bệnh ngủ dậy vào buổi sáng. Chính vì vậy, khi nhận thấy một trong những triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị sớm.
Nguyên nhân thoái hóa khớp gối
Việc xác định được chính xác nguyên nhân sẽ giúp quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí cho người bệnh. Dưới đây là một số nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối:
- Tuổi tác: theo các nghiên cứu, những người cao tuổi, tình trạng thoái hóa khớp tự nhiên diễn ra khá mạnh mẽ khiến các khớp sụn bị bào mòn, từ đó gây nên những cơn đau khó chịu, đặc biệt khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng đến khả năng vận động và di chuyển của người bệnh.
- Chấn thương: đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp gối ở người trẻ. Các chấn thương do tai nạn lao động, tai nạn giao thông, té ngã,… dẫn đến các tổn thương ở khớp gối. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến lớp sụn, dịch khớp bị tổn thương và gây thoái hóa khớp gối.
- Thừa cân, béo phì: Khớp gối phải chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể, do đó những người có cân nặng quá khổ cũng sẽ gây nên những chèn ép lên khớp gối, các sụn khớp bị bào mòn theo thời gian. Một số người béo có thói quen đi bộ nhiều và đi nhanh để giảm béo, tuy nhiên điều này lại khiến cho các khớp bị quá tải và tổn thương nhiều hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: cũng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng thoái hóa khớp gối. Việc sử dụng quá nhiều corticoid tiêm trực tiếp vào các vùng đau sẽ dẫn đến nguy cơ giòn xương và thoái hóa cao hơn.
- Thoái hóa khớp gối do nội tiết: phụ nữ ở độ tuổi tiền mãn kinh, người bị bệnh đái tháo đường, loãng xương, gout cũng rất dễ mắc bệnh thoái hóa khớp hơn người bình thường.
Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối khác nhau, ở mỗi cơ địa và tình trạng khác nhau bác sĩ sẽ có những chỉ định thích hợp.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng thuốc Tây
- Những loại thuốc này có khả năng giảm đau, giảm viêm, kiểm soát quá trình thoái hóa xương khớp. Tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng trong khoảng thời gian ngắn và có thể gây ra tác dụng phụ nên bệnh nhân không được lạm dụng. Các loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị bệnh thoái hóa khớp gối là Thuốc giảm đau: Paracetamol, Thuốc giãn cơ: Myonal, Thuốc kháng viêm: Ibuprofen, Thuốc chống thoái hóa khớp: Glucosamine
- Thuốc bổ sung cho cơ thể: Chondroitin, Thuốc không kê đơn (OTC), Các loại vitamin B.
Vật lý trị liệu
Những người bệnh thoái hóa khớp gối có thể áp dụng các bài tập vật lý trị liệu để giảm những cơn đau từ bên ngoài mà không cần phải sử dụng thuốc. Vật lý trị liệu sẽ nhanh chóng tác động vào các cơ khớp giúp giảm sưng tấy, đau đớn, phù nề, khó chịu cho người bệnh. Bạn có thể kết hợp uống thuốc với các bài tập vật lý trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng các bài thuốc dân gian
Các phương pháp này được nhiều người lựa chọn bởi khá an toàn, lành tính, có khả năng phục hồi, khắc phục các tình trạng sưng viêm, đau nhức, đảm bảo khả năng vận động của khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý sử dụng các phương pháp này mà cần có sự tham vấn của các chuyên gia.
Một số bài thuốc dân gian chữa thoái hóa khớp gối mà bạn có thể áp dụng:
Bài thuốc từ lá lốt
Chuẩn bị nguyên liệu: lá lốt, nước lọc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn
- Cho lá lốt sạch vào nồi cùng với lượng nước lọc vừa đủ
- Đun sôi nước lá lốt trong 10 phút
- Chắt lấy phần nước để uống, chia thành nhiều lần trong ngày
- Kiên trì sử dụng sẽ nhận được hiệu quả điều trị tích cực
Bài thuốc từ rễ cây đinh lăng
Chuẩn bị nguyên liệu: rễ cây đinh lăng, nước lọc
Cách thực hiện:
- Rửa sạch rễ cây đinh lăng, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để ráo
- Cho rễ cây đinh lăng vào chảo và sao vàng
- Cho rễ cây đinh lăng đã sao vào nồi cùng với lượng nước lọc đã chuẩn bị
- Đun sôi thuốc
- Khi lượng nước thuốc trong nồi cạn dần và còn 1 lít thì tắt bếp
- Chắt lấy phần nước để uống, chia thành nhiều lần uống trong ngày
Phẫu thuật
Phẫu thuật được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị thoái hóa khớp gối nặng. Tuy nhiên, phẫu thuật sẽ luôn tiềm ẩn những mối nguy hiểm như hôn mê, chảy máu, nhiễm trùng,… Bên cạnh đó, phương pháp này cũng không thể giúp phục hồi chức năng của khớp như bình thường. Chính vì vậy, người bệnh cần chuẩn bị tinh thần tốt trước khi quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật để giải quyết tình trạng thoái hóa khớp gối.
Phương pháp Đông y chữa thoái hóa khớp gối
Bên cạnh các phương pháp trên, phương pháp sử dụng các loại thuốc Đông Y cũng mang đến những lợi ích nhất định cho người bệnh thoái hóa khớp gối. Các cơn đau nhức, khó chịu, mệt mỏi được giảm thiểu đáng kể, người bệnh có thể thực hiện một số chức năng vận động cơ bản. Tuy nhiên, ở mỗi cơ địa và tình trạng bệnh khác nhau, hiệu quả của các phương pháp này sẽ không giống nhau. Có những người nhận được sự chuyển biến sau 2 – 3 tuần sử dụng nhưng cũng có trường hợp phải sau vài tháng mới nhận thấy sự thay đổi.
Cách chữa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả nhờ An Cốt Nam
Một trong những phương pháp được hơn 10 ngàn người bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng tin tưởng lựa chọn đó chính là An Cốt Nam. Đây là thành quả nghiên cứu nhiều năm của các bác sĩ Y học Cổ truyền Tâm Minh Đường dựa trên 2 bài thuốc cổ phương nổi tiếng là Độc hoạt tang ký sinh và Quyên tý thang. Kết hợp gia giảm với các loại thảo dược thiên nhiên lành tính như: Sâm Ngọc Linh, Bý Kỳ Nam, Trư Lung Thảo,… theo tỷ lệ Vàng.
Theo đó, hiệu quả của An Cốt Nam là sự tác động toàn diện dựa trên phác đồ điều trị “Kiềng 3 chân”, trong đó:
- Thuốc uống: được điều chế dạng cao lỏng dễ thẩm thấu sâu vào cơ thể người bệnh, giúp tiêu viêm, khu trừ phong thấp, giải phóng sự chèn ép lên các rễ thần kinh, từ đó điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh, không gây hại cho dạ dày cũng như sức khỏe tổng thể.
- Cao dán: Cao dán cũng được bào chế bởi các vị thuốc nổi tiếng như Đại Hồi, Địa Liền, Quế Chi,… có tính ấm nóng giúp tác động nhanh chóng từ bên ngoài chỉ sau 30 phút sử dụng.
- Vật lý trị liệu và bài tập: các bài tập nhẹ nhàng với các động tác đơn giản sẽ giúp tăng cường độ dẻo dai, linh hoạt cho xương khớp, hạn chế các tổn thương cho vùng khớp gối.
Chính bởi những đóng góp của mình, An Cốt Nam đã nhận được sự ghi nhận của hàng trăm đơn bị báo đài, truyền thông lớn cả trong và ngoài nước.
Trên đây là những thông tin cơ bản về thoái hóa khớp gối là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa bệnh, hy vọng đã mang đến cho quý độc giả những kiến thức hữu ích. Khi thấy những biểu hiện của bệnh bạn không nên chủ quan tự chữa trị tại nhà mà cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám sớm.