Cách chữa ho bằng dầu tràm là phương pháp được nhiều người ưa chuộng sử dụng hiện nay. Ưu điểm của dầu tràm là có tính ấm, kháng viêm tốt, an toàn, không gây kích ứng. Chính vì vậy, dầu tràm thường được giảm ho, nâng cao sức đề kháng cho bà bầu và trẻ sơ sinh.
Cách chữa ho bằng dầu tràm hiệu quả tại nhà
Cách chữa ho bằng dầu tràm cho bà bầu
Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, hệ miễn dịch bị suy giảm tạo cơ hội cho những vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công hệ hô hấp. Do đó, mẹ bầu thường phải chịu những cơn ho dai dẳng, sổ mũi kéo dài.
Mẹ bầu có thể sử dụng cách chữa ho bằng dầu tràm như sau:
Dùng 1 lượng nhỏ tinh dầu tràm cho vào lòng bàn tay và bàn chân rồi dùng tay xoa đều cho phần da nóng lên. Mẹ bầu cũng có thể cho một lượng dầu nhỏ vào lòng bàn tay, xoa đều 2 tay rồi massage toàn bộ cơ thể để tăng hiệu quả cải thiện bệnh. Mẹ nên sử dụng phương pháp này vào thời điểm trước khi đi ngủ là tốt nhất.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng vài giọt tinh dầu tràm cho vào nước ấm khuấy đều. Sau đó, sử dụng hỗn hợp nước này để ngâm, tắm. Lưu ý, mẹ bầu không nên tắm quá lâu, nên tắm ở phòng kín gió.
Cách chữa ho bằng dầu tràm cho trẻ sơ sinh
Thoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân trẻ sơ sinh
Để trẻ có giấc ngủ ngon thì trước khi ngủ mẹ nên thoa một ít tinh dầu tràm vào lòng bàn chân. Sau đó, dùng tay nhẹ nhàng massage vào huyệt Dũng Tuyền. Những ngày trời lạnh, mẹ nên dùng thêm tất để giữ ấm cho bé.
Việc tác động nhẹ đến huyệt Dũng Tuyền có thể giúp giảm các cơn ho, sổ mũi, viêm phế quản,… và một số bệnh lý về đường hô hấp. Ngoài tác dụng trị ho, việc xoa tinh dầu tràm vào lòng bàn chân bé có thể giúp tăng sức đề kháng cho bé, giảm ốm vặt rất hiệu quả.
Thoa dầu tràm lên chăn
Để giữ ấm cho bé và tạo cảm giác thoải mái nhất, mẹ có thể dùng tinh dầu tràm để xoa đều lên chăn. Như vậy bé sẽ cảm thấy dễ chịu và dễ thở hơn, hệ hô hấp cũng được bảo vệ toàn diện.
Thoa dầu tràm lên quần áo và tất
Vào những ngày trời đông lạnh, bé sẽ dễ bị nhiễm lạnh và ốm vặt hơn. Mẹ có thể giữ ẩm cơ thể cho bé, nâng cao sức đề kháng bằng cách thoa một ít tinh dầu tràm vào áo, tất, yếm, mũ,.. của bé.
Ngoài ra, tinh dầu tràm còn có khả năng kháng khuẩn, thanh lọc không khí, loại bỏ những vi khuẩn, virus bám trên quần áo. Từ đó, giữ cho bầu không khí xung quanh bé luôn sạch sẽ và an toàn nhất. ”
Tắm cho bé bằng tinh dầu tràm
Nhiều mẹ vẫn thường xuyên sử dụng nước ấm tắm cho bé nhưng bé vẫn hay bị ốm vặt và cảm lạnh. Mẹ có thể sử dụng cách pha vài giọt tinh dầu tràm vào nước ấm, sau đó tắm cho bé.
Tinh dầu tràm có tác dụng diệt khuẩn, bảo vệ cơ thể cho bé. Ngoài ra, hơi tinh dầu tràm khi bay lên sẽ làm thông thoáng mũi, đường thở, cải thiện sức khỏe hệ hô hấp cho bé tốt nhất.
Thoa dầu tràm cho bé trước khi ra ngoài
Nếu bé từ 1 tuổi trở lên, khi ra ngoài mẹ nên xoa vài giọt tinh dầu tràm trước cổ và ngực của bé. Đối với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể thấm vài giọt tinh dầu tràm vào khăn hoặc áo và cho bé mang.
Thoa tinh dầu tràm vào ngực và lưng để giữ ấm
Nếu bé xuất hiện các dấu hiệu về đường hô hấp như sổ mũi, nghẹt mũi, ho, thở khò khè,… Mẹ nên giữ ấm cho bé bằng cách nhỏ 1 – 3 giọt tinh dầu tràm lên tay, xoa đều 2 tay rồi massage nhẹ nhàng vào lưng và ngực của bé.
Đối với trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên giảm lượng dầu tràm xuống còn khoảng 1 giọt để tránh làm nóng da bé. Khi massage ngực và lưng mẹ dùng cả 2 tay mở rộng xoa từ dưới lên theo hình cánh quạt.
>>> Xem thêm: Cách trị ho bằng lá tía tô hiệu quả tại nhà không phải ai cũng biết
Lưu ý khi chữa ho bằng tinh dầu tràm
Đối với bé, mẹ không nên thoa tinh dầu tràm trực tiếp vào vùng da nhạy cảm như da mặt, da bụng, da đùi, da đầu,…
- Không thoa dầu tràm trực tiếp vào mũi.
- Mẹ bầu không nên dùng quá nhiều dầu tràm ở vùng bụng.
- Không sử dụng tinh dầu tràm để uống và pha các loại nước để uống.
- Tuyệt đối không lạm dụng quá nhiều tinh dầu tràm. Việc này có thể dẫn đến da bị phỏng, kích ứng.
- Dầu tràm chỉ nên sử dụng cho tình trạng ho, ho có đờm, thở khò khè,… ở giai đoạn đầu.
- Đối với trẻ bị viêm phế quản, sốt ho kéo dài trong nhiều ngày. Mẹ không nên sử dụng tinh dầu tràm mà nên đứa bé đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và thăm khám kịp thời.
- Không nên massage quá lâu vì có thể dẫn đến phỏng da và kích ứng.
- Nếu lỡ sử dụng quá nhiều tinh dầu tràm, bạn nên dùng khăn thấm nhẹ nhàng.
Trên đây là tổng hợp các cách chữa ho bằng dầu tràm. Hy vọng với những chia sẻ này có thể giúp bạn cải thiện được các triệu chứng ho, đờm, nghẹt mũi và nâng cao sức đề kháng cơ thể cho mình và gia đình ngay tại nhà.