Sử dụng lá bàng làm nguyên liệu chữa viêm họng là bài thuốc hữu dụng mà không phải ai cũng biết. Theo các nghiên cứu, loại lá này có chứa tanin và flavonoid – đều là các chất có khả năng kháng khuẩn rất hữu hiệu. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới độc giả một số bí quyết dùng lá bàng chữa viêm họng hữu dụng.
Các cách sử dụng lá bàng chữa viêm họng hiệu quả
Dùng nước lá bàng non súc miệng
Với cách thức dùng nước lá bàng súc miệng, người ta thường sử dụng những lá bàng non ở đầu ngọn cành. Trong Đông y, lá bàng non là loại thảo dược có tính mát, vị chát, có khả năng kháng khuẩn rất tốt, từ đó đẩy lùi tình trạng sưng viêm niêm mạc cổ họng. Hơn nữa khi dùng nước lá bàng non súc miệng, người bệnh sẽ khác phục được hiện tượng khô cổ họng, rát cổ do viêm nhiễm lâu ngày.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Vài lá bàng non, muối, nước sạch, máy xay sinh tố hoặc cối xay, rá lọc,…
Cách thực hiện:
Trước tiên, người bệnh cần tiến hành sơ chế sạch sẽ phần lá bàng đã hái được. Đem rửa sạch, có thể ngâm với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn trên lá. Vớt lá bàng non ra và để cho ráo nước trước khi tiến hành xay lá. Sau khi đã ráo, cho toàn bộ phần lá vào cối xay hoặc máy xay sinh tố, thêm một chút muối rồi xay nhuyễn hỗn hợp. Lọc qua rây lấy phần nước cốt, bỏ đi phần bã lá bàng.
Cách sử dụng:
Người bệnh sử dụng nước lá bàng non súc miệng liên tục 3 – 4 lần mỗi ngày. Súc tốt nhất là vào buổi sáng và tối sau khi đánh răng.
Nước lá bàng non để trong lọ thủy tinh sạch để sử dụng dần. Nên để bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, tránh nắng nóng có thể làm hỏng nước.
Bài thuốc từ nước lá bàng và muối chữa viêm họng
Lá bàng có chứa nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn tốt, có thể kể đến như: tanin, punicalagin, flavonoid, phytosterol,… Bên cạnh việc dùng nước lá bàng non súc miệng để giảm viêm đau họng, có thể kết hợp thêm với nguyên liệu muối để tăng hiệu quả trị bệnh. Natri và Clo là các chất cần thiết để duy trì sự cân bằng trong cơ thể, đồng thời muối có khả năng kháng khuẩn, trị ho, đẩy lùi bệnh rất tốt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Một nắm lá bàng non, muối tinh, nước sạch…
Cách thực hiện:
Tương tự như cách làm trên, người bệnh cần sơ chế sạch sẽ phần lá bàng thu hái được trước khi đem đi sử dụng. Lá bàng sau khi rửa sạch, ngâm muối và để ráo nước thì đem cho vào nồi. Thêm nước sạch và đun nước lá dưới ngọn lửa âm ỉ. Sắc nước trong khoảng 15 – 20 phút, cho đến khi lá bàng tiết các chất ra nước, ngả màu nâu vàng là được. Sau khi tắt bếp, bạn nên bỏ thêm một ít muối và khuấy đều để tăng hiệu quả chữa bệnh.
Cách sử dụng:
Nước lá bàng để trong bình thủy tinh, uống đều đặn mỗi ngày thay nước lọc cho đến khi tình trạng viêm họng, đau rát họng được cải thiện.
Nước bàng đã qua chế biến không nên để qua ngày hôm sau. Người bệnh nên uống hết nước trong ngày và đun nước mới mỗi ngày để sử dụng.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng rau diếp cá trị viêm họng hiệu quả tại nhà
Xông hơi bằng lá bàng chữa viêm họng
Ngoài cách thức súc miệng hoặc uống trực tiếp, xông hơi cũng là phương pháp có thể thực hiện với nguyên liệu lá bàng.
Quá trình xông hơi sẽ giúp thông mũi họng, giảm tình trạng nghẹt mũi, khó thở do cảm cúm, ho gây ra. Đồng thời các dưỡng chất trong lá bàng thông qua con đường xông hơi đi vào họng, cải thiện triệu chứng sưng viêm của niêm mạc họng. Người bệnh có thể kết hợp cả bài thuốc uống nước lá bàng và xông hơi trong cùng thời kỳ chữa bệnh để đem đến hiệu quả chữa trị viêm họng tốt hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Lá bàng bánh tẻ, chậu đựng nước, một tấm khăn lớn…
Cách thực hiện:
Sơ chế sạch sẽ các lá bàng đã chuẩn bị, cắt lá thành các khúc nhỏ để khi đun lá bàng tiết ra các chất nhanh hơn. Cho lá vào nồi, thêm nước và đun lá dưới ngọn lửa lớn. Tắt bếp nhưng đậy nguyên vung một lúc để lá tiết các chất kỹ hơn. Sau khi đã xong thì đổ nước là chậu thau chịu được nhiệt nóng.
Cách sử dụng:
Người bệnh dùng khăn đã chuẩn bị, chùm lên mặt và bao quanh chậu nước. Hé cổ họng để hơi nước có thể tiếp xúc với mũi họng.
Người bệnh cần lưu ý giữ khoảng cách an toàn giữa cơ thể với phần nước nóng, đặc biệt là vùng mặt. Khi xông hơi không nên để mặt quá gần với chậu nước.
Sau khi xông hơi xong cần nghỉ ngơi một lúc, tuyệt đối không nên tắm ngay lực tức. Bởi tắm ngay có thể khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ dẫn tới cảm lạnh, đột quỵ.
Với bài viết trên đây, chắc hẳn độc giả đã biết cách sử dụng lá bàng chữa viêm họng ngay tại nhà.Bên cạnh việc áp dụng các bài thuốc này, người bệnh cần kết hợp cải thiện chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp, giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng… Chúc các bạn áp dụng thành công và sớm cải thiện được tình trạng bệnh với những bài thuốc trên!