Bệnh nhân bị viêm phế quản thường có các biểu hiện mỏi mệt, sốt, đau họng… Lúc này, không ít người nghĩ đến phương pháp truyền để để cải thiện tình trạng cơ thể. Vậy viêm phế quản có truyền nước được không? Lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Viêm phế quản có truyền nước được không?
Truyền nước là việc đưa dung dịch vô khuẩn thông qua đường tĩnh mạch vào trong cơ thể, với mục đích phục hồi sức khỏe, bổ sung dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ lâu, truyền nước hay truyền dịch là cách thức không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Thông thường, khi đau ốm, cơ thể suy giảm chỉ số nước, máu, muối, chất điện giải… người bệnh sẽ được tiến hành truyền nước hoặc truyền dịch để bổ sung phần dưỡng chất này.
Ngày nay, truyền nước được sử dụng phổ biến đối với nhiều đối tượng khác nhau. Không chỉ đối với những người mắc bệnh nặng, những bệnh nhân cần bù nước cho cơ thể, xuất hiện hiện tượng mỏi mệt, suy nhược cũng có thể bổ sung thông qua con đường truyền này. Đối với các bệnh nhân viêm phế quản, truyền nước cũng là một trong những phương pháp hữu ích giúp tăng cường bổ sung dưỡng chất, đưa thuốc hoặc các chất cần thiết vào cơ thể.
Tuy nhiên không phải bất cứ ai cũng có thể tự ý thực hiện truyền nước tại nhà. Việc lạm dụng có thể gây ra những tác dụng phụ nếu như không dùng đúng cách. Khi người bệnh xuất hiện hiện tượng sốt cao, thiếu nước, cơ thể mỏi mệt, cần tiêm thuốc, đưa chất dinh dưỡng vào cơ thể thì mới áp dụng truyền. Tốt nhất nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả tốt khi dùng cách thức này.
Viêm phế quản nên truyền loại nước nào?
Việc truyền nước có thể được thực hiện dưới sự chỉ định của các chuyên gia, sau khi đã xác định được thành phần thiếu hụt của cơ thể. Thông thường, bệnh nhân viêm phế quản có thể được tiêm một trong số những nhóm chất như:
- Dung dịch glucose giúp ổn định đường huyết trong cơ thể.
- Các chất điện giải cho bệnh nhân thiếu nước, thiếu máu: natri, kali…
- Nhóm các dưỡng chất: vitamin, chất đạm, chất béo…
- Nhóm các chất bổ sung huyết tương.
Đa số các bệnh nhân mắc viêm phế quản có triệu chứng sốt, ho, mỏi mệt sẽ được truyền các chất điện giải như natri, kali… Một số người thiếu hụt dưỡng chất, ăn kém, tụt đường huyết thì có thể tăng cường dinh dưỡng bằng cách truyền vitamin, đạm, glucose…
Trước khi truyền nước, người bệnh cần được xét nghiệm, kiểm tra đầy đủ để biết được thành phần nào thiếu hụt trong cơ thể. Cần phải bổ sung chính xác loại chất cần thiết, nếu không có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Trong quá trình truyền, cần phải có bác sĩ theo dõi cẩn thận để tránh các sự cố có thể xảy ra.
Những điều cần lưu ý đối với bệnh nhân viêm phế quản truyền nước
Khi truyền nước, bệnh nhân cần chú ý một số điều dưới đây để đảm bảo an toàn và đem đến hiệu quả tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh tốt nhất.
- Các vật dụng sử dụng trong quá trình truyền nước cần đảm bảo sạch sẽ tuyệt đối. Đặc biệt là kim tiêm dẫn truyền cần là loại mới hoàn toàn, được vô trùng để tránh các loại vi khuẩn, virus lạ xâm nhập vào cơ thể.
- Khi truyền, nước hoặc dịch truyền cần cho chảy từ từ vào cơ thể, cố định dây truyền, người bệnh cũng cần nằm ở vị trí cố định, hạn chế di chuyển không cần thiết để tránh máu chảy ngược.
- Người bệnh cần cân nhắc lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, những nơi có trang thiết bị đầy đủ để truyền nước. Điều này sẽ đảm bảo an toàn và đem đến hiệu quả tốt nhất.
- Tuyệt đối không được phép tự ý tiến hành truyền nước, truyền dịch tại nhà mà không có sự chỉ dẫn của các bác sĩ, không có người giám sát bên cạnh. Truyền nước loại gì, liều lượng truyền ra sao cần tuân theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế.
Các biện pháp hỗ trợ điều trị viêm phế quản tại nhà
Ngày nay, việc truyền nước đã và đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều cơ sở, thậm chí ngay tại nhà. Tuy nhiên liệu pháp này không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi đối tượng. Để tăng cường hỗ trợ điều trị bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện một số điều dưới đây.
- Cải thiện chế độ ăn uống: Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch của người bệnh có xu hướng suy giảm. Điều cần làm là cải thiện chế độ ăn uống để nâng cao đề kháng, làm giảm tình trạng viêm nhiễm phế quản. Một số loại thực phẩm người bị viêm phế quản nên tăng cường bổ sung: rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, thực phẩm giàu chất đạm, sinh tố hoa quả, nước lọc, tỏi… Ngoài ra, cần hạn chế tối đa việc sử dụng các chất kích thích, đồ ăn nhiều chất béo, cay nóng có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Dành thời gian nghỉ ngơi: Đừng quên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn để cơ thể phục hồi sau những giờ làm việc và học tập căng thẳng. Thay đổi lối sống lành mạnh, tránh tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, thường xuyên rửa tay chân, vệ sinh phòng ốc sạch sẽ. Tập thể dục đều đặn hàng ngày để nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe chống lại sự phát triển của vi khuẩn, virus trong cơ thể.
- Áp dụng các bài thuốc Nam: Áp dụng các bài thuốc Nam trong dân gian cũng là biện pháp hữu hiệu giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản. Các bài thuốc Nam này đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên tính an toàn cao, có thể thực nhanh chóng và đơn giản ngay tại nhà. Một số bài thuốc người bệnh có thể áp dụng: trà gừng, cam thảo, bài thuốc từ đơn tướng quân, bài thuốc từ tỏi, chè xanh…
Như vậy, bài viết trên đây đã giải đáp băn khoăn của độc giả về vấn đề viêm phế quản có truyền nước được không. Bên cạnh việc truyền nước để cải thiện tình trạng bệnh, bệnh nhân cần kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, phối hợp các phương pháp điều trị khác.