Viêm phổi có lây không là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều người bệnh. Hiện nay, có thể thấy, số lượng người bệnh ngày càng cao nên có rất nhiều người lo lắng về sự lây lan của căn bệnh này. Để giải đáp câu hỏi trên cũng như tìm ra giải pháp phòng tránh, bạn đừng bỏ qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Viêm phổi có lây không?
Viêm phổi có lây không là một trong những thắc mắc thường gặp của người bệnh khi mắc phải bệnh lý này. Trước khi trả lời câu hỏi này, người bệnh cần tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Theo đó, đây là căn bệnh khởi phát do sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra tình trạng viêm nhiễm. Căn bệnh này có thể xảy ra ở bất kể độ tuổi nào từ trẻ em nhỏ đến người già, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém.
Hiện nay, số lượng người mắc phải bệnh ngày càng nhiều. Nguyên nhân là bởi đây là một căn bệnh truyền nhiễm và có thể xâm nhập, lây lan trong cộng đồng. Các virus, vi khuẩn sẽ lây lan trong môi trường sống của chúng ta và gây ra bệnh, đặc biệt là ở bệnh viện hoặc ở những nơi có môi trường bị ô nhiễm.
Viêm phổi lây qua đường nào?
Các chuyên gia khẳng định, đây là căn bệnh hoàn toàn có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác như đã đề cập ở trên. Vi khuẩn và virus hoạt động càng mạnh mẽ thì khả năng lây lan của căn bệnh này càng cao. Hầu hết các tác nhân gây bệnh này tồn tại trong khoang miệng, nước bọt của người bệnh. Dưới đây là những con đường lây lan của bệnh:
Đường hô hấp trực tiếp
Đường hô hấp là con đường lây nhiễm chính của bệnh viêm phổi. Các virus, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể của người thông qua các hoạt động hàng ngày như:
- Nói chuyện, giao tiếp hàng ngày với người bệnh.
- Người bệnh ho, hắt hơi làm lây nhiễm bệnh.
Các tác nhân như vi khuẩn, virus sẽ phát tán vào không khí thông qua các hoạt động trên. Người khỏe mạnh hít phải thì các tác nhân này sẽ tấn công vào cơ thể và bị nhiễm bệnh. Trong trường hợp, nếu bạn có hệ miễn dịch tốt thì các tác nhân gây bệnh không có cơ hội tồn tại và sẽ bị tiêu hủy. Tuy nhiên, những người có sức khỏe yếu thì rất dễ bị lây nhiễm bệnh và bệnh diễn biến nặng hơn.
Con đường lây nhiễm gián tiếp
Bên cạnh việc lây nhiễm như trên, bệnh viêm phổi có thể lây qua con đường gián tiếp. Cụ thể việc sử dụng chung các đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh như muỗng, bát, bàn chải đánh răng, quần áo sẽ khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh.
Ngoài ra, nếu bạn chẳng may chạm vào các đồ dùng có dính nước bọt của người bị nhiễm bệnh và đưa vào mắt, mũi, miệng thì khả năng bị lây nhiễm là rất cao.
Lây qua đường máu
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết nếu bệnh do các virus lao, cúm gây ra thì chỉ lây nhiễm qua đường hô hấp như đã nói ở trên mà không lây nhiễm qua đường máu. Tuy nhiên, nếu mắc bệnh do virus HIV gây ra thì bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu. Ngoài ra, một số nguyên nhân gây bệnh viêm phổi khác như do tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh thì cũng có nguy cơ làm lây nhiễm qua đường máu.
Khi mắc bệnh lây qua đường máu, người bệnh cần chú ý các triệu chứng như tức ngực, sốt, buồn nôn, ớn lạnh, mất sức… Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời.
Hướng phòng tránh bệnh viêm phổi
Khi chẳng may mắc bệnh, người bệnh cần điều trị bệnh sớm nhất để tránh các biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh có thể dễ tái phát lại nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe đúng cách. Bên cạnh đó, với môi trường sống có nhiều tác nhân gây hại như hiện nay thì việc có nhiều người mắc bệnh là không thể tránh khỏi.
Do vậy, người bệnh cần quan tâm đến sức khỏe của chính mình và có những biện pháp phòng tránh bệnh như sau:
- Theo dõi sức khỏe, thăm khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như trẻ nhỏ, người già, người có hệ miễn dịch kém thì nên khám sức khỏe định kỳ.
- Hãy luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt vào những thời điểm trời chuyển lạnh, giao mùa. Bạn có thể mặc áo ấm, dùng khăn quấn ở cổ để hạn chế mắc bệnh.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa khỏi những nơi có nhiều người hút thuốc lá. Vì đây là một trong những tác nhân gây bệnh phổ biến hiện nay.
- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để sát khuẩn, đặc biệt khi vừa ở bên ngoài về nhà, sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh viêm phổi hoặc những người có nguy cơ mắc bệnh. Bạn không được sử dụng chung đồ vật với người bị bệnh.
- Xây dựng môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, tránh các nơi tăm tối, ẩm thấp.
- Thường xuyên vệ sinh khoang miệng, cổ họng bằng cách súc nước muối hàng ngày để loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh. Tuyệt đối không được chạm tay lên mắt, mũi, miệng khi tay chưa được rửa và sát khuẩn sạch.
- Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, chẳng hạn như các loại rau xanh, trái cây, ngũ cốc, trứng, các loại thịt… Đồng thời bạn nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày.
- Hạn chế làm việc trong các môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại, môi trường ẩm thấp, dễ làm lây lan bệnh.
- Nếu bị nhiễm bệnh thì người bệnh cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc thường được bác sĩ kê toa để điều trị bệnh như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt, thuốc chống viêm nhiễm…
Trên đây là những thông tin giúp bạn trả lời câu hỏi viêm phổi có lây không. Có thể thấy rằng căn bệnh này có thể lây nhiễm qua nhiều đường. Điều quan trọng nhất là mỗi người phải tự biết cách phòng tránh để bảo vệ cơ thể và ngăn ngừa bệnh lây lan.