Viêm họng dị ứng là bệnh lý thường xảy ra đối với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng với tác nhân bên ngoài. Đây là căn bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh viêm đau họng thông thường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về chứng bệnh này trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu viêm họng dị ứng là gì?
Đây là tình trạng niêm mạc họng bị viêm nhiễm do sự kích ứng của các tác nhân bên ngoài môi trường. Các tác nhân gây dị ứng có thể kể đến như: nấm, phấn hóa, bụi bẩn, lông động vật… Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng, sức đề kháng kém. Bệnh lý này không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm.
Dấu hiệu nhận biết viêm họng dị ứng
Đây là căn bệnh rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của viêm đau họng thông thường do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Để nhận biết chính xác bệnh lý này, độc giả cần ghi nhớ các dấu hiệu quan trọng dưới đây.
- Chảy nước mũi: Chảy nước mũi được coi là hiện tượng dễ nhận thấy nhất đối với bệnh lý này. Các tác nhân gây dị ứng đi vào hệ hô hấp, gây ra phản ứng tiết dịch nhờn.
- Ngứa rát cổ họng: Dịch mũi tích tụ quá nhiều có xu hướng chảy lan xuống vùng cổ họng. Lúc này vùng niêm mạc họng vốn bị viêm nhiễm sẽ ngứa rát thêm. Người mắc viêm họng dị ứng vừa ngứa, vừa có cảm giác đau rát vùng cổ họng.
- Ho khan, khó nuốt: Vùng niêm mạc họng của người bị dị ứng sẽ sưng lên, đỏ rát. Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng ho khan, khó khăn khi nuốt nước bọt hoặc khi ăn uống.
- Hít thở khó khăn: Dịch mũi càng nhiều, các cơn ho càng tăng thì việc hít thở càng trở lên khó khăn hơn. Người bệnh thậm chí đau tức ngực, hít thở gấp để lấy không khí vào bên trong cơ thể.
- Tiêu chảy hoặc táo bón: Một số người có nguy cơ rối loạn tiểu tiện hoặc đại tiện. Cụ thể, người bệnh sau khi ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Đôi khi có thể kèm theo triệu chứng nôn mửa.
Nguyên nhân dẫn tới viêm họng dị ứng
Bệnh xuất phát từ hội chứng chảy dịch mũi sau. Khi mắc hội chứng này, bất cứ khi nào gặp phải các tác nhân gây dị ứng, người bệnh có thể bị ho ngứa, sưng viêm. Nhìn chung, bệnh có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân phổ biến dưới đây.
- Dị ứng thời tiết: Thời tiết thay đổi dễ dẫn tới sự thay đổi không khí, dễ dẫn tới sự kích thích lên hệ hô hấp. Đặc biệt là tại Việt Nam, thời tiết chuyển mùa thường lạnh đột ngột, không khí ẩm thấp và ngột ngạt.
- Nấm mốc và vi khuẩn: Nấm mốc và vi khuẩn cũng là một trong những yếu tố dễ gây ra căn bệnh này. Nấm và vi khuẩn thường tồn tại rất nhiều nơi trong môi trường không khí, trong các vật dụng tiếp xúc thường ngày.
- Do lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc chữa bệnh nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra những phản ứng đối với cơ thể, hình thành lên viêm họng dị ứng. Thông thường, các loại thuốc này có chứa nhiều phân từ hapten, protein…
- Lông động vật hoặc phấn hoa: Một số người có cơ địa dị ứng với các tác nhân như lông động vật hoặc phấn hoa. Khi các tác nhân này xâm nhập vào bên trong mũi, họng, cơ thể sẽ có phản ứng mẫn cảm. Có thể xuất hiện dấu hiệu phát ban, ngứa ngáy, mẩn đỏ,…
- Dị ứng đồ ăn: Một số loại thực phẩm bao gồm đồ ăn, thức uống cũng có thể gây ra nguy cơ dị ứng niêm mạc họng. Đặc biệt là các loại đồ ăn thức uống có chứa các chất như: casein, vicillin, tropomyosin, arginine kinase…
Chẩn đoán và hướng chữa trị viêm họng dị ứng
Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới viêm đau họng mãn tính. Lúc này, bệnh sẽ khó chữa trị hơn, tái phát thường xuyên và gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị càng sớm sẽ càng đem đến hiệu quả chữa trị tích cực.
Chẩn đoán viêm họng dị ứng
Trước tiên, người bệnh cần thực hiện các bước chẩn đoán bệnh để xác định cụ thể nguyên nhân gây bệnh, tình trạng viêm nhiễm và một số yếu tố liên quan khác. Từ đó các chuyên gia y tế mới có thể đưa ra phương pháp điều trị bệnh đúng hướng và đem đến hiệu quả tốt nhất.
- Thăm khám bên ngoài: Việc quan sát, thăm khám bên ngoài sẽ giúp đánh giá sơ bộ bệnh nhân. Người bệnh thường có các biểu hiện họng sưng đỏ, mao mạch nổi, amidan sưng to, khi ấn vào có cảm giác đau đớn, ho nhiều, đôi khi có sốt nhẹ…
- Xét nghiệm chẩn đoán: Xét nghiệm chẩn đoán bệnh sẽ xác định rõ hơn tình trạng cụ thể của người bệnh. Các xét nghiệm được tiến hành thường bao gồm: xét nghiệm da để thử dị ứng, phế tế bào mũi, test kích thích…
Hướng chữa trị viêm họng dị ứng
Sau khi đã chẩn đoán chính xác tình trạng và mức độ của bệnh, hướng điều trị cụ thể sẽ được đưa ra. Trên thực tế, việc áp dụng các phương pháp điều trị sẽ có sự khác nhau giữa các bệnh nhân khác nhau. Dưới đây là một số cách thức chữa trị cơ bản thường được áp dụng mà độc giả có thể tham khảo.
Sử dụng các loại thuốc Tây: Đối với bệnh nhân, việc sử dụng các loại thuốc Tây để kháng khuẩn, giảm triệu chứng dị ứng và ngăn ngừa các tác nhân gây hại phát triển là điều rất cần thiết. Bệnh nhân thường được chỉ định một số loại thuốc như: thuốc kháng histamin, thuốc xịt mũi hoặc thông mũi, thuốc giảm đau, thuốc chống viêm,…
Sử dụng các bài thuốc Nam: Các bài thuốc Nam cũng thường xuyên được áp dụng để điều trị các vấn đề về viêm họng khá an toàn và hiệu quả. Người bệnh có thể kết hợp sử dụng một số phương pháp dân gian từ các nguyên liệu có sẵn trong gia đình như: mật ong, tinh bột nghệ, lá tía tô…
Biện pháp chữa trị tại nhà: Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh cần phối kết hợp các biện pháp chữa trị tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung dinh dưỡng là việc làm cần thiết để tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn, virus tồn tại trong cơ thể. Đối với người bị viêm họng dị ứng, cần lưu ý ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin, chất xơ… Tránh xa các loại thực phẩm nhiều chất béo, cay nóng, đồ quá mặn hoặc quá ngọt. Tuyệt đối không hút thuốc, uống rượu bia hay sử dụng các chất kích thích trong khi điều trị bệnh.
- Uống nhiều nước ấm: Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm sẽ giúp xoa dịu vùng niêm mạc cổ họng, làm loãng đờm và giảm viêm một cách hữu hiệu. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung nước từ các loại nước ép trái cây, nước luộc rau củ… Nên ăn cháo loãng hoặc súp để dễ nuốt, không làm đau rát cổ họng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Trong quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp. Tránh làm việc quá sức làm hệ miễn dịch suy yếu, bệnh lâu khỏi hơn.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về chứng bệnh viêm họng dị ứng. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào của căn bệnh trên, hãy tìm đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.