Đau họng đau tai là triệu chứng thường gặp và có thể là dấu hiệu cảnh báo một số căn bệnh trong cơ thể. Triệu chứng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng nếu như phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về dấu hiệu này cũng như phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Đau họng đau tai là dấu hiệu bệnh gì?
Đây có thể là triệu chứng cảnh báo người bệnh mắc phải một số bệnh lý nguy hiểm cần điều trị ngay. Đau rát họng thường lây lan sang đau tai bởi hai bộ phận nó sự liên thông với nhau. Dưới đây là các bệnh lý có triệu chứng đau họng đau tai bạn có thể tham khảo:
Viêm họng
Viêm họng xảy ra trong một thời gian dài mà không điều trị kịp thời sẽ khiến khoang họng bị viêm nhiễm nặng nề. Tình trạng viêm nhiễm này có thể lây lan sang tai và gây ra bệnh lý viêm tai giữa.
Bên cạnh triệu chứng đau họng, đau tai, tình trạng này còn gây ra một số triệu chứng như sốt cao trên 38 độ, cổ họng đau rát, khó chịu, khó ăn khó nuốt, ho khan kéo dài liên tục, đau đầu, cơ thể suy nhược mệt mỏi.
Viêm amidan
Viêm amidan là căn bệnh khởi phát do sự tấn công của vi khuẩn, virus khiến cổ họng bị đau, phù nề và sưng đỏ. Căn bệnh này xảy ra ngày càng phổ biến hiện nay từ trẻ nhỏ cho đến những người lớn tuổi.
Đau họng đau tai là triệu chứng điển hình khi bị viêm amidan. Ngoài ra, căn bệnh này còn gây ra một số dấu hiệu khác như amidan bị sưng đỏ có mủ, cổ họng bị nghẹn, đau nhói và khó khăn khi nuốt thức ăn. Người bệnh sẽ bị sưng hàm, đau tai, sốt cao, ho…
Ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm tiến triển rất nhanh và có nguy cơ gây tử vong cao hiện nay. Các tế bào ung thư không chỉ tồn tại ở khu vực vòm họng mà sẽ di căn sang một số cơ quan khác trong cơ thể như tim, phổi…
Đau họng đau tai là biểu hiện thường gặp khi bị ung thư vòm họng. Khi đó, người bệnh sẽ bị ù tai, đau tai một bên rồi lan dần sang bên còn lại. Cổ họng, xuất hiện nhiều hạch nhỏ và đau nhiều khi nuốt thức ăn. Ngoài ra, người bệnh sẽ bị đau đầu thường xuyên, mệt mỏi và sụt cân.
Đau họng đau tai có nguy hiểm không?
Các chuyên gia cho biết, nếu đau họng đau tai do các nguyên nhân môi trường gây ra như thời tiết thay đổi, ăn đồ ăn không hợp vệ sinh, sử dụng chất kích thích thì bệnh có thể điều trị khỏi sớm và không quá nguy hiểm.
Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh kéo dài liên tục trong nhiều ngày mà không thuyên giảm, cùng với việc người bệnh không chịu thăm khám sớm thì bệnh có nguy cơ biến chứng và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong cơ thể. Chẳng hạn:
- Viêm phổi, viêm thanh quản: Các vi khuẩn ở họng, tai có thể lây lan sang các cơ quan lân cận như phổi, thanh quản, phế quản và gây viêm nhiễm. Từ đó có thể gây ra một số bệnh như viêm thanh quản, viêm phế quản, áp xe phổi, viêm phổi…
- Nhiễm trùng máu: Đau họng đau tai xảy ra trong thời gian dài có thể gây nhiễm trùng máu và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.
>>> Xem thêm: Viêm họng cấp j02 là bệnh gì? Sự nguy hiểm của bệnh và hướng chữa trị
Hướng điều trị đau họng đau tai
Khi bị tình trạng này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để chẩn đoán nguyên nhân và điều trị bệnh sớm nhất. Một số phương pháp được áp dụng để điều trị bệnh như:
Uống thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y giúp loại bỏ triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó hạn chế viêm nhiễm, sốt cao và đẩy lùi nguyên nhân gây bệnh. Các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị đau họng đau tai như:
- Thuốc giảm đau: Nhóm thuốc này giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm, loại bỏ các vi khuẩn tồn tại ở khoang họng, tai. Các loại thuốc thường được kê đơn như thuốc Ibuprofen, Aleve, Dexamethason…
- Thuốc hạ sốt: Một số thuốc hạ sốt thường được chỉ định như Paracetamol, Panadol, Aspirin… Thuốc được sử dụng để hạ sốt nhanh chóng trong thời gian ngắn, giảm đau đầu mệt mỏi.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, virus gây viêm nhiễm. Amoxicillin, Erythromycin là hai loại thuốc phổ biến thường được sử dụng để điều trị đau tai đau họng.
Các loại thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng. Do vậy, người bệnh cần uống thuốc đúng chỉ định, đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Mẹo dân gian chữa đau họng đau tai
Các bài thuốc dân gian chữa bệnh được lưu truyền khá lâu đời và tương đối an toàn khi sử dụng. Bởi các dược liệu này được lấy từ thiên nhiên và không gây ra các tác dụng phụ khi uống.
- Mật ong: Mật ong là dược liệu có đặc tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả, sát trùng cổ họng. Người bệnh có thể làm giảm triệu chứng đau họng viêm tai ở nhà bằng cách uống mật ong pha nước ấm mỗi ngày.
- Gừng: Hợp chất Gingerol có trong rừng có công dụng làm ấm cơ thể, chống oxy hóa và hạn chế viêm nhiễm. Bệnh nhân có thể pha gừng với mật ong và nước ấm rồi uống mỗi ngày để loại bỏ viêm nhiễm bên trong cơ thể.
Chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc uống thuốc, người bệnh cần tự biết cách chăm sóc bản thân tại nhà để giảm triệu chứng bệnh:
- Ăn đầy đủ thực phẩm có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể có trong rau xanh, trái cây, các loại thịt cá…
- Súc họng bằng nước muối pha loãng mỗi ngày, vệ sinh tai sạch sẽ.
- Khi đi ra ngoài, bạn nên che chắn kĩ để hạn chế để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
- Tập thể dục thể thao hàng ngày để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Giữ ấm cho cơ thể đúng cách khi thời tiết chuyển lạnh, giao mùa.
Đau họng đau tai là các triệu chứng thường gặp, tuy nhiên người bệnh không được chủ quan mà cần điều trị sớm. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tự chăm sóc bản thân đúng cách ngay tại nhà.