Ngày nay, nhiều người mắc viêm họng hạt đang băn khoăn không biết nên uống thuốc nào để nhanh khỏi và điều trị dứt điểm. Vậy một đơn thuốc điều trị viêm họng hạt gồm những gì và cách sử dụng ra sao để cải thiện bệnh hiệu quả? Mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo thêm tin bổ ích qua bài viết dưới đây.
Đơn thuốc điều trị viêm họng hạt
Đây là bệnh lý hình thành do không điều trị viêm họng dứt điểm dẫn tới tình trạng sưng tấy, viêm, đau, khó chịu và vướng bận do các hạt lympho nổi nhiều ở niêm mạc cổ họng. Bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời không chỉ làm tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn dẫn tới nguy cơ xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như viêm amidan, áp xe cổ họng, viêm khí quản, viêm xoang, viêm tai giữa hoặc về lâu dài sẽ làm giảm chức năng gan, thân, tim, xương khớp, thậm chí là ung thư vòm họng.
Bệnh thường có xu hướng diễn biến kéo dài và dễ tái nhiễm. Sau đây là các loại thuốc Tây y phổ biến được bác sĩ kê trong đơn điều trị bệnh.
Thuốc chống viêm
Thuốc chống viêm không chứa steroid NSAIDs
Nhóm thuốc này không chứa nhân steroid được sử dụng nhằm giảm sưng, phù nề và đau niêm mạc cổ họng. Các loại thuốc dùng chủ yếu bằng đường uống gồm Diclofenac, Ibuprofen, Aspirin, Naproxen,…
Thuốc NSAIDs được bào chế có tác dụng ức chế hoạt chất trung gian gây nhiễm trùng và hạn chế việc di chuyển của bạch cầu đến vùng viêm, từ đó làm giảm tình trạng nóng đỏ, sưng, đau cho niêm mạc. Không chỉ vậy, thuốc còn giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
Tuy nhiên, nhóm kháng viêm không chứa steroid được chống chỉ định dùng cho bệnh nhân có tiền sử đau do viêm loét dạ dày, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc có bệnh lý về gan,… Đặc biệt, không sử dụng thuốc Aspirin cho trẻ < 18 tuổi bởi chúng có nguy cơ gây hội chứng não gan Reye với tỷ lệ tử vong cao và không đồng thời sử dụng các loại thuốc NSAIDs cùng một lúc để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc chống viêm chứa steroid
Đây là nhóm corticosteroid nằm trong đơn thuốc chữa viêm họng hạt, đây là nhóm thuốc mà cấu trúc phân tử có chứa nhân steroid. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng như tiêm, uống và dạng xịt chẳng hạn như Prednisolon, Betamethasone, Methylprednisolone, Dexamethasone,…
Khi đi vào cơ thể, các hoạt chất trong thuốc sẽ xảy ra tác dụng nhằm ngăn chặn phản ứng tạo ra histamin, chất trung gian của tình trạng dị ứng.
Vì là thuốc dùng trong thời gian ngắn nên dòng chống viêm chứa steroid không gây ảnh hưởng nhiều đến chức năng gan, thận. Tuy nhiên, sản phẩm nếu dùng kéo dài cho người mắc viêm họng hạt mãn tính thì người bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp phải các tác dụng phụ như tăng huyết áp, đường huyết, loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, trầm cảm, đục thuỷ tinh thể,…
Thuốc chống viêm nhóm enzyme
Nhóm thuốc này được hoạt động theo cơ chế thúc đẩy quá trình tiêu viêm, làm loãng đờm, giảm tình trạng phù nề. Alphachymotrypsin và Serratiopeptidase là hai dạng phổ biến nhất, chúng điều chế ở dạng kẹo ngậm hoặc uống.
Thuốc chống viêm nhóm enzyme thường được chỉ định dùng trong cả trường hợp viêm họng mãn tính và cấp tính. Thế nhưng, việc dùng thuốc cũng tồn tại nhiều nguy cơ gây tăng nhãn áp, viêm màng bồ đào, phù giác mạc,…
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Người bị viêm họng hạt trong phác đồ điều trị không thể thiếu các loại thuốc giảm đau, hạ sốt. Bệnh nhân thường được chỉ định dùng khi cơ thể bị sốt trên 38 độ C và kèm theo đó là triệu chứng đau rát họng.
Ngoài nhóm NSAIDs, bác sĩ có thể sử dụng Paracetamol, tuy nhiên chúng lại không có khả năng chống viêm. Paracetamol hầu như ít được sử dụng trong điều trị lâm sàng bởi chúng có tác dụng khá yếu. Chính vì vậy, chúng thường chỉ dùng với mục đích giảm đau, hạ sốt với hàm lượng từ 10-15 mg/1 kg. Thế nhưng, Paracetamol lại có nguy cơ gây tăng men gan, dị ứng và viêm loét dạ dày cho người sử dụng.
Thuốc long đờm, giảm ho
Do bệnh là tình trạng tiến triển quá mãn từ viêm họng, thế nên người bệnh sẽ có biểu hiện ho có đờm, ho khan. Tuy nhiên, đây là phản xạ bình thường của cơ thể nhằm loại bỏ các dị vật và dịch tiết tồn trại trong đường thở ra ngoài môi trường. Vì thế, bạn chỉ nên dùng thuốc long đờm, giảm ho nếu có dấu hiệu bị ho đờm nhiều khiến cơ thể mệt mỏi.
- Thuốc giảm ho: Bao gồm Pholcodin, Neo Codion, Dextromethorphan, Terpin codein,… Trong đó, có hai loại là Pholcodin và Codein có khả năng giảm đau nhưng gây nghiện, vì vậy sản phẩm chống chỉ định dùng cho trẻ < 18 tuổi do nguy cơ làm ức chế nhẹ hoạt động của trung tâm hô hấp.
- Thuốc long đờm: Các biệt dược như Acemuc, Bisolvon, Mucosolvan, Exomuc,… có trong một số sản phẩm như Ambroxol, Bromhexin, Cảbocystein, N- Acetylcysteine,… với công dụng làm loãng, lỏng đờm, giúp việc đưa ra ngoài cơ thể nhờ các cơn ho trở nên dễ dàng hơn. Thế nhưng, bạn nên thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày hoặc viêm loét bởi chúng sẽ phá hỏng niêm mạc.
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc nhằm làm loãng đờm cho trẻ, bố mẹ chú ý nên cho con uống nhiều nước lọc và các loại trái cây để tăng công dụng của thuốc.
Thuốc kháng sinh
Như đã biết, kháng sinh không thể tiêu diệt được virus, vậy nên chúng chỉ được dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm họng hạt do vi khuẩn. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một trong số các nhóm kháng sinh để điều trị bệnh dưới đây, tuỳ vào từng cơ địa và tình trạng của mỗi người.
- Nhóm Macrolid: Bao gồm Erythromycin, Azithromycin, Clarithromycin.
- Nhóm Beta lactam: Gồm có Amoxicillin, Ampicillin, Penicillin,…
- Nhóm Cephalosporin: Thuốc Cefixime, Ceftriaxone, Cephalexin,…
Ngoài ra, người bệnh cần lưu ý phải tuân thủ điều trị bằng kháng sinh theo chỉ định, liều dùng của bác sĩ để hạn chế tình trạng kháng thuốc cùng các biến chứng nguy hiểm.
Bên cạnh các loại thuốc điều trị viêm họng hạt trên, tuỳ vào từng trường hợp mà người bệnh có thể phải sử dụng thêm thuốc điều trị dạ dày, thuốc chống dị ứng, thuốc gây tê,…
Hy vọng rằng những thông tin về đơn thuốc điều trị viêm họng hạt mà chúng tôi cung cấp ở trên đã phần nào giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc của bản thân, từ đó chủ động hơn trong việc hạn chế các biến chứng nguy hiểm. Chúc bạn luôn vui khoẻ!