Hen phế quản ở trẻ em thường xuất hiện sau những đợt đường hô hấp bị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, nhất là những khi thời tiết thay đổi. Bệnh gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe của trẻ nếu như không được điều trị kịp thời.
Biểu hiện hen phế quản ở trẻ em
Đây là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, trong đó phổ biến nhất là ở những trẻ từ 2 đến 10 tuổi. Để có hướng điều trị kịp thời, việc tìm hiểu những đặc điểm của bệnh lý là điều rất quan trọng.
Theo đó, trẻ nhỏ khi mắc chứng hen phế quản sẽ có những triệu chứng tùy thuộc vào mỗi mức độ khác nhau:
- Mức độ 1: Trẻ xuất hiện những cơn hen ngắt quãng ở mức độ nhẹ, thường xảy ra vào ban ngày. Tuy nhiên, trẻ vẫn hoạt động bình thường.
- Mức độ 2: Cơn hen xảy ra dai dẳng với cấp độ nhẹ, triệu chứng bệnh xuất hiện 1 lần/tuần.
- Mức độ 3: Cơn hen kéo dài dai dẳng ở mức độ trung bình và thường xảy ra hàng ngày, gây ảnh hưởng tới hoạt động của trẻ.
- Mức độ 4: Cơn hen dai dẳng nặng, các triệu chứng kéo dài thường xuyên và gây ảnh hưởng tới hoạt động của trẻ.
Triệu chứng đặc trưng của căn bệnh hen phế quản đó là ho dai dẳng, biểu hiện bệnh xảy ra nhiều hơn vào ban đêm. Ở trẻ lớn thì xuất hiện tình trạng thở gắng sức, thở khò khè và nặng ngực. Đối với trẻ nhỏ thì thường xuất hiện những cơn ho gà, đôi khi lẫn lộn với những cơn ho kèm theo tiếng rít. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra tình trạng hụt hơi, khó thở, có lúc thở gấp và thở nhanh mỗi khi leo cầu thang hay chạy bộ.
Trẻ bị hen phế quản có nguy hiểm không?
Khi trẻ bị bệnh, các bậc phụ huynh không nên quá chủ quan trong việc điều trị cho trẻ. Bởi lẽ, căn bệnh này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như:
Xẹp phổi
Đây là biến chứng dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến xẹp phổi là do lượng chất nhầy tiết ra và bị tích tụ lại ở trong ống của phế quản.
Xẹp phổi gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc trao đổi không khí giữa phổi với môi trường ở bên ngoài. Nếu không được khắc phục một cách kịp thời, bệnh sẽ khiến cho trẻ bị thiếu oxy một cách trầm trọng và gây ảnh hưởng tới não bộ.
Tràn khí màng phổi
Sự giãn rộng của các phế nang chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn khí màng phổi. Tại những vùng phế nang bị giãn, các mạch máu thường khá thưa thớt nên rất ít khi được nuôi dưỡng. Chình vì vậy, thành phế nang sẽ rất dễ bị vỡ rách và tràn khí vào trong khoang của màng phổi, nhất là khi trẻ ho mạnh và ho liên tục.
Tràn khí màng phổi thường kèm theo tình trạng tràn khí trung thất. Do đó, trẻ nhỏ bị hen phế quản sẽ rất dễ gặp phải các biến chứng như đau ngực, khó thở, mạch đập nhanh, chân tay tím tái…
Hen suyễn bội nhiễm
Nguyên nhân gây ra tình trạng hen suyễn bội nhiễm là do hoạt động của các loại virus, vi khuẩn như phế cầu, tụ cầu… Nếu như không được khắc phục bệnh lý một cách kịp thời, trẻ sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn phế quản và phổi. Đặc biệt nhất là mỗi khi lượng không khí ẩm thấp, thời tiết thay đổi một cách đột ngột.
Tâm phế mạn
Áp lực động mạch tăng cao sẽ gây sự tổn thương tới cấu trúc cũng hư chức năng của phổi. Biến chứng tâm phế mạn tính thường xảy ra ở những bệnh nhân bị hen phế quản nặng, nhất là những người trong độ tuổi trung niên. Tuy vậy, nguy cơ biến chứng xảy ra ở trẻ nhỏ cũng rất cao nếu như trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời.
Khí phế thũng
Khí phế thũng hay còn có tên gọi là giãn phế nang đa tiểu thùy. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng này là do sự đàn hồi tại những phế nang bị suy giảm đi theo thời gian. Biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị khí phế thũng đó là khó thở, lồng ngực bị biến dạng…
Suy hô hấp mạn tính
Một trong số những biến chứng của hen phế quản đó là gây nên tình trạng suy hô hấp mạn tính. Khi ấy, trẻ sẽ bị nôn, khó thở, môi và đầu chi bị tím tái. Nếu như không được điều trị một cách kịp thời, suy hô hấp mạn tính sẽ có thể khiến cho trẻ nhỏ bị tử vong.
Hướng điều trị hen phế quản trẻ em
Sử dụng thuốc Tây y
Việc điều trị hen suyễn bao gồm cả việc ngăn ngừa những triệu chứng và khắc phục những cơn hen suyễn. Theo đó, những loại thuốc thường được dùng để điều trị hen phế quản ở trẻ nhỏ đó là:
- Corticosteroid dạng hít: Điển hình cho nhóm thuốc này đó là Flovent HFA), fluticasone (Flovent Diskus), ciclesonide (Alvesco), mometasone (Asmanex HFA)…
- Nhóm thuốc điều chỉnh Leukotriene: Những loại thuốc này gồm có zafirlukast (Accolate), montelukast (Singulair), zileuton (Zyflo)… Thuốc có tác dụng ngăn ngừa những triệu chứng của căn bệnh hen suyễn lên đến 24 giờ.
- Thuốc hít kết hợp: Dạng thuốc hít kết hợp gồm có budesonide và formoterol (Symbicort), fluticasone và salmeterol (Advair HFA, Advair Diskus), mometasone và formoterol (Dulera)…
- Theophylin: Thuốc có tác dụng giúp chó các cơ ở đường thở được thông thoáng, nhờ vậy mà việc thở sẽ trở nên dễ dàng hơn.
- Thuốc giảm đau nhanh: Bao gồm thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn, Corticosteroid tiêm tĩnh mạch và đường uống.
Sử dụng các bài thuốc dân gian
Ngoài thuốc tây y, người lớn có thể cho trẻ nhỏ sử dụng một số bài thuốc dân gian như rau diếp cá, mật ong, gừng, quế, đinh hương, lá trầu không…Tuy nhiên, để thấy được hiệu quả rõ rệt, trẻ cần phải kiên trì dùng thuốc trong một thời gian dài.
Các biện pháp giúp cải thiện tình trạng hen suyễn ở trẻ:
- Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá hay sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây nhân gây bệnh như nước hoa, thuốc xịt côn trùng, lông thu nuôi.
- Tăng cường bổ sung cho trẻ những thực phẩm giàu chất xơ và rau củ quả nhằm tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Mọi thông tin liên quan đến căn bệnh hen phế quản ở trẻ em đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua phần trên bài viết. Hy vọng các bậc phụ huynh sẽ chủ động trong việc phòng ngừa và điều trị để bệnh không gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.