Viêm phế quản là một căn bệnh hô hấp rất điển hình và có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác nhau. Vì thế, viêm phế quản có lây không và lây qua đường nào là một trong những thắc mắc phổ biến của nhiều người bệnh. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời và tìm hiểu những cách phòng tránh căn bệnh này nhé.
Viêm phế quản có lây không?
Để trả lời cho câu hỏi “Viêm phế quản có lây không?”, trước hết bạn cần hiểu rõ nguyên nhân và cách thức mà chúng ta mắc phải căn bệnh này. Theo số liệu thống kê, có đến khoảng 90% số ca bệnh mắc phải là do sự tấn công của virus. Bên cạnh đó, căn bệnh này cũng có thể xảy ra nếu chúng ta nhiễm phải các vi khuẩn và bị nhiễm trùng hô hấp. Với những trường hợp này, bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người lành sang người bệnh.
Tuy nhiên, bệnh cũng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khác. Ví dụ như do tác động của môi trường ô nhiễm, do sức đề kháng cơ thể kém hoặc do ảnh hưởng của tính chất công việc. Đôi khi, bệnh có thể hình thành từ những tổn thương ống phế quản do các cơn trào ngược dạ dày.
Với những trường hợp như vậy, bệnh sẽ không có khả năng lây lan. Song, trên thực tế, hiện tượng viêm này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập dễ dàng hơn. Do đó, nhìn chung, căn bệnh này vẫn có nguy cơ cao lây lan trong cộng đồng.
Viêm phế quản lây qua đường nào?
Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “viêm phế quản có lây không?” là “có”. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến cho bệnh lý này dễ lây lan đến như vậy? Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh, đa số người bệnh đều đã nhiễm phải virus hợp bào. Đây là một loại virus gây bệnh hô hấp, đồng thời cũng rất dễ hát tán và lây lan trong không khí. Do đó, bệnh thường lây từ người bệnh sang người lành qua 2 con đường chính. Một là lây qua các tiếp xúc thông thường (nói chuyện, hắt hơi, ho,…) và hai là qua các vật dụng cá nhân.
Lây qua tiếp xúc
Virus hợp bào tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp của người bệnh viêm phế quản. Do đó, khi nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, chúng hoàn toàn có thể lây sang những người lành thông qua các giọt bắn. Từ đó, khiến cho người lành dễ dàng bị nhiễm bệnh. Thậm chí, virus có thể lây qua những cái bắt tay do đây là nơi tiếp xúc rất nhiều với các dịch hô hấp của người bệnh.
Lây qua các vật dụng cá nhân
Trên thực tế, các virus gây bệnh có thể tồn tại và sống sót đến vài giờ ở bên ngoài môi trường. Vì thế, trên các vật dụng cá nhân như bát ăn, đũa, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo, đồ chơi,… của người bệnh rất có thể vẫn chứa các virus sống. Nếu như bạn sử dụng chung những đồ dùng này với họ thì vẫn có khả năng bị lây nhiễm. Đặc biệt, nếu để chúng tiếp xúc với mắt, mũi, miệng thì tỉ lệ lây lan bệnh càng cao.
Cách phòng tránh viêm phế quản
Tóm lại, viêm phế quản có lây không? Tất nhiên là có, và có khả năng lây nhiễm rất cao, thậm chí tạo thành vùng dịch nếu chúng ta không có các biện pháp phòng ngừa an toàn. Vì thế, bạn nên áp dụng một số cách sau để phòng ngừa bệnh.
Giữ môi trường sống sạch sẽ
Giữ môi trường sống xung quanh sạch sẽ là việc ưu tiên cần phải làm đầu tiên để hạn chế sự lây lan của bệnh tật. Điều này không chỉ giúp loại bỏ được các tác nhân gây bệnh, mà còn giúp tiêu diệt các mầm virus, vi khuẩn và nấm mốc có trong không gian.
Bạn nên giữ cho không khí trong nhà luôn thoáng đãng, trong lành. Nhiệt độ trong nhà nên giữ ở mức ấm áp nhưng không được quá bí hoặc quá nóng. Đồng thời, chú ý để độ ẩm không khí ở mức phù hợp. Bởi nếu không khí quá khô có thể khiến cho đường hô hấp của chúng ta bị kích ứng. Ngược lại, nếu độ ẩm quá cao thì lại tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm mốc phát triển, lây lan.
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
Bệnh viêm phế quản có thể lây lan từ người sang người thông qua các tiếp xúc thông thường và qua các đồ vật. Vì thế, việc hạn chế tiếp xúc với người bệnh là điều bắt buộc trong phòng chống bệnh dịch. Điều này bao gồm cả việc hạn chế nói chuyện, bắt tay hay sử dụng chung đồ dùng cá nhân như cốc, bát, đũa, khăn mặt, quần áo,…
Bạn nên rèn thói quen đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, đặc biệt là khi tới các khu công cộng và khi thời tiết chuyển mùa. Bởi, đây là thời điểm và địa điểm lý tưởng để các vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi và lây lan. Hãy thường xuyên rửa tay sạch sẽ và vệ sinh phòng tắm, bàn ăn để tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong cộng đồng.
Duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý
Cuối cùng, bệnh viêm phế quản sẽ dễ dàng lây lan hơn nếu như sức đề kháng của cơ thể yếu kém. Chính vì vậy, việc duy trì chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý là điều cần thiết để tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo đó, bạn nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sao cho thật cân bằng trong chế độ ăn hàng ngày. Đồng thời, tích cực ăn thêm các loại rau xanh, hoa quả tươi vì chúng rất giàu vitamin và khoáng chất, có thể hỗ trợ đắc lực cho hệ miễn dịch. Đặc biệt, cần chú ý tránh xa thuốc lá, rượu bia và chất kích thích để đảm bảo hệ hô hấp luôn luôn khỏe mạnh.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý sinh hoạt sao cho điều độ và thể dục thể thao với tần suất, cường độ hợp lý. Các bài tập như chạy bộ, bơi lội, yoga,… có thể giúp bạn cải thiện đáng kể sức khỏe của phổi đấy.
Trên đây là phần tổng hợp những thông tin cơ bản về bệnh cũng như những cách phòng tránh căn bệnh này. Qua bài viết, bạn đọc hẳn đã tự mình trả lời được câu hỏi “bệnh viêm phế quản có lây không và lây lan như thế nào?”. Cảm ơn các bạn đã đón đọc!