Viêm phổi ở người già là bệnh lý hô hấp phổ biến với nhiều biến chứng nguy hiểm. Người mắc cần cẩn trọng, có các phương pháp điều trị can thiệp từ sớm, từ đó đẩy lùi bệnh nhanh chóng, hiệu quả. Cùng tìm hiểu về bệnh lý này trong bài viết dưới đây.
Viêm phổi ở người già có nguy hiểm không?
Đây là bệnh lý về đường hô hấp gặp phải ở nhiều độ tuổi khác nhau. Viêm phổi ở người già không phải là tình trạng hiếm gặp. Nguyên nhân hình thành bệnh thường là do sự tác động của vi khuẩn, virus, nấm, ô nhiễm môi trường, sinh hoạt và vận động thường ngày.
Bệnh ở người già thường có các triệu chứng cụ thể như sau:
- Đau tức ở phần ngực khi thở sâu
- Người bệnh có thể bị sốt nhẹ (nhiều trường hợp không có triệu chứng này)
- Ho nhiều, thậm chí là ho ra máu
- Thở nhanh hơn bình thường
- Cơ thể bị mất nước rõ rệt kèm tình trạng đau đầu
- Người bệnh mệt mỏi và ra nhiều mồ hôi
- Tinh thần người bệnh suy giảm, từ đó gây ra thay đổi về tâm sinh lý nghiêm trọng.
Viêm phổi ở người già cần chụp chiếu và kiểm tra kỹ càng để tìm ra nguyên nhân, sau đó có phương pháp điều trị phù hợp. Nhiều người cũng thắc mắc căn bệnh này ở người già có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời có bị ảnh hưởng gì nghiêm trọng không?
Đại tá – Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng (nguyên Phó khoa Đông y Bệnh viện YHCT Quân đội) cho biết, bệnh ở người già thường diễn ra trong âm thầm và diễn biến tương đối phức tạp. Việc điều trị muộn không chỉ ảnh hưởng đến kết quả mà còn dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thậm chí, người mắc có thể đối mặt với nguy cơ tử vong. Trường hợp người già mắc nhiều bệnh lý mãn tính khác thì nguy cơ này còn cao hơn nữa.
Một số biến chứng nguy hiểm bệnh nhân có thể gặp phải nếu không điều trị sớm như sau:
- Môi và các đầu chi tím tái
- Người bệnh bị khó thở, mạch đập nhanh hơn bình thường
- Người bệnh bị áp xe phổi, tràn mủ màng phổi
- Người bệnh có thể bị viêm ngoài màng tim
- Suy hô hấp, nếu không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Với các biến chứng bệnh lý nguy hiểm kể trên, viêm phổi ở người già được bác sĩ khuyến cáo điều trị càng sớm càng tốt. Ngoài ra, người bệnh cần tìm hiểu rõ về nguyên nhân mắc bệnh để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
>>> Xem thêm: Viêm phổi cộng đồng là gì? Tiêu chuẩn chẩn đoán và hướng điều trị
Người già bị viêm phổi phải làm sao?
Dựa vào tình trạng bệnh lý, nguyên nhân gây bệnh, sức khỏe mà cách can thiệp điều trị bệnh ở người già cũng khác nhau. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể thực hiện một số cách can thiệp tại nhà. Trong trường hợp bệnh đã trở nặng, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần được thăm khám và điều trị tại các cơ sở y tế. Một số cách can thiệp phổ biến là:
Dùng thuốc Tây
Đây là cách can thiệp hiệu quả, mang lại kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, việc sử dụng cần hết cẩn trọng do thuốc Tây điều trị viêm phổi ở người già có khả năng gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số loại thuốc được áp dụng là:
- Thuốc kháng sinh sớm, phổ rộng: Thuốc áp dụng cho người bệnh do sự tấn công của vi khuẩn phế cầu, Hemophilus…
- Thuốc giảm ho: Nếu người bệnh ho nhiều, ho ra máu sẽ được chỉ định sử dụng thuốc Tây giảm ho để cải thiện tình trạng bệnh.
- Thuốc chống khó thở, thuốc hỗ trợ tim mạch: Trong trường hợp người bệnh xuất hiện triệu chứng khó thở, rối loạn tim mạch cần kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc Tây y loại này để can thiệp.
Thuốc Nam dân gian
Một số cách chữa dân gian điều trị viêm phổi ở người già rất hiệu quả mà lại dễ sử dụng. Phương pháp phù hợp với người bệnh nhẹ, chưa xuất hiện các biến chứng. Đồng thời, người bệnh chỉ nên kết hợp sử dụng, không thể thay thế thuốc điều trị. Một số cách bạn có thể tham khảo là:
- Điều trị bằng trà gừng: Bạn chuẩn bị 1 củ gừng, ½ quả canh và 1 thìa mật ong nguyên chất. Gừng đập nát và hãm trong nước sôi trong vào 15 phút. Sau đó, cho thêm nước cốt chanh và mật ong vào khuấy đều. Chờ bớt nóng bạn có thể sử dụng. Để đảm bảo hiệu quả, người bệnh nên duy trì hàng ngày, tốt nhất là vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.
- Nước chanh: Nước chanh tươi có hiệu quả cải thiện một số triệu chứng bệnh. Thành phần của chanh chứa nhiều Vitamin C giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng. Bạn chỉ cần pha nước cốt chanh với nước ấm và sử dụng hàng ngày, rất thuận tiện.
- Lá bạc hà: Lá bạc hà cũng là một thảo dược tốt cho sức khỏe người bệnh viêm phổi. Mỗi ngày, bạn dùng 3-4 lá bạc hà xay nát/đập nát kết hợp với 1 thìa mật ong nguyên chất cùng 300ml nước sôi và sử dụng khi còn ấm. Cách chữa tại nhà đơn giản và có thể sử dụng trên nhiều đối tượng khác nhau.
Ngoài các cách chữa kể trên, bác sĩ cũng khuyến cáo người già mắc bệnh nên thực hiện:
- Uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi người để thanh lọc cơ thể, tăng cường đào thải độc tố
- Tránh sử dụng rượu, bia, thuốc lá để không làm tổn thương phổi thêm trầm trọng
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát để tránh vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh
- Nếu mùa hè chỉ nên để điều hòa ở mức từ 25-26 độ, không nên để quá thấp dễ gây đột quỵ
- Tăng cường bổ sung chất dinh dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt không thể thiếu các loại Vitamin A, C, E, khoáng chất, chất xơ để tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.
- Kết hợp một sống môn thể thao nhẹ nhàng phù hợp với người già để cải thiện sức khỏe, tăng cường lưu thông khí huyết.
Bác sĩ cũng khuyên người bệnh nên đến các bệnh viện thăm khám và điều trị ngay khi xuất hiện các dấu hiệu viêm phổi. Việc điều trị bằng thuốc phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa nhất là kháng sinh để tránh các tác dụng phụ của thuốc.
Trên đây là nội dung thông tin tổng hợp của chúng tôi về bệnh viêm phổi ở người già. Bài viết cũng đã cung cấp các giải pháp điều trị bệnh cho bạn đọc. Hãy tham khảo và thực hiện điều trị phù hợp bạn nhé!