Viêm họng cấp j02 là bệnh lý về tai – mũi – họng khá phổ biến, nhất là trong điều kiện thời tiết thay đổi. Bệnh thường không gây hậu quả nghiêm trọng nếu được chữa trị đúng cách, kịp thời. Tuy nhiên bạn cũng nên nắm được những thông tin về căn bệnh này để có thể nhận biết và phòng ngừa bệnh hiệu quả. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến độc giả các thông tin hữu ích xoay quanh bệnh lý này. Hãy cùng theo dõi nhé.
Viêm họng cấp j02 là bệnh gì? Sự nguy hiểm của bệnh
Viêm họng cấp j02 là bệnh lý viêm đường hô hấp cấp tính. Bệnh có thể xảy ra ở bất kì đối tượng nào, tuy nhiên đối tượng trẻ em trong độ tuổi 5 đến 15 thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và rất dễ xảy ra biến chứng.
Bệnh lý trên nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách thì rất nguy hiểm. Nó có thể kéo theo nhiều biến chứng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe như:
- Biến chứng viêm phế quản, viêm mũi, viêm tai,… khi xuất hiện bội nhiễm.
- Bệnh diễn ra ở trẻ em có thể dẫn đến thấp tim do sự xâm nhập và tấn công của liên cầu khuẩn. Cơ thể trẻ sẽ phản ứng bằng cách sinh kháng thể và gây ảnh hưởng tới thần kinh, khớp và tim. Tình trạng này diễn ra lâu sẽ dẫn đến bệnh thấp tim.
Bên cạnh đó, bệnh lý này còn có thể phát tán ra cộng đồng qua những đường lây sau:
- Đường hô hấp: Các hành động như ho, hắt hơi, nói chuyện làm dịch tiết bắn ra ngoài sẽ làm phát tán liên cầu khuẩn nhanh chóng.
- Đường ăn uống: Dùng chung dụng cụ ăn uống như thìa đũa, uống chung cốc nước,… là một trong những con đường làm bệnh lây lan nhanh nhất.
- Dùng chung đồ dùng với bệnh nhân: Vi khuẩn gây bệnh có thể lan truyền khi người khỏe dùng chung đồ dùng hoặc tiếp xúc với vật dụng dính dịch tiết của bệnh nhân như gối, chăn, bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt,…
Căn bệnh này khi biến chứng se gây tác động rất lớn tới sức khỏe bệnh nhân cũng như những người xung quanh. Để ngăn chặn các rủi ro không đáng có, bệnh nhân cần đi khám ngay khi bản thân có dấu hiệu bất thường để được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết viêm họng cấp j02
Rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra chứng bệnh, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp:
- Do nhiễm virut: Đây là nguyên nhân chính gây ra đa số trường hợp bệnh. Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh do virut chiếm đến 60%. Các virut gây viêm chủ yếu là virut cúm, thủy đậu, cảm lạnh, bạch cầu, sởi, Adenovirus,…
- Do sự xâm nhập của vi khuẩn: Một số vi khuẩn thường gặp là liên cầu, phế cầu, tụ cầu vàng, tụ cầu,…
- Do sự thay đổi thất thường của thời tiết, đặc biệt là vào mùa đông.
- Do chế độ ăn không hợp lý, ăn nhiều thực phẩm lạnh và răng miệng không được vệ sinh sạch sẽ.
Viêm họng cấp j02 khi khởi phát sẽ gây ra một số triệu chứng bao gồm:
- Bệnh nhân có biểu hiện sốt cao lên đến 39 – 40 độ C, chảy nước mũi, tắc mũi, nghẹt mũi, ho khan hay khàn tiếng.
- Amidan sưng to, sưng hạch cổ, có mảng bám màu trắng phủ trên bề mặt.
- Toàn bộ niêm mạc họng đều sưng đỏ, có thể thấy rõ mao mạch nổi lên.
- Có triệu chứng đau toàn thân: Đau cứng cơ, đau đầu, mệt mỏi, có thể đau cả dạ dày,…
- Trường hợp bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn nhóm A thì sẽ có biểu hiện nặng hơn, lưỡi bẩn và khô môi, hạch góc hàm sưng đau và sưng tấy hạch cổ.
Khi nhận thấy bản thân mình có bất kì dấu hiệu nào kể trên thì bạn không nên chủ quan mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Hướng điều trị viêm họng cấp j02
Sau khi đã chẩn đoán và xác định được tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định phác đồ điều trị thích hợp nhất đối với từng bệnh nhân và chủ yếu với căn bệnh này áp dụng điều trị bằng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng:
- Thuốc kháng sinh
Kháng sinh được áp dụng để tiêu diệt liên cầu khuẩn và không sử dụng cho bệnh nhân viêm họng cấp j02 do nhiễm virut.
Kháng sinh nhóm Penicillin được dùng cho trường hợp bệnh nặng với dấu hiệu nôn nhiều, khó nuốt, nuốt vướng bằng đường tiêm hoặc đường uống. Thời gian trị liệu bằng loại thuốc này kéo dài tối đa 10 ngày.
Các kháng sinh loại khác như Erythromycin, Cephalexin hay Zithromax được lựa chọn để thay thế khi người bệnh quá mẫn với kháng sinh Penicillin.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau
Được sử dụng khi bệnh nhân sốt cao. Paracetamol kết hợp với kháng sinh sẽ được chỉ định để điều trị bệnh. Không được sử dụng Paracetamol nhiều hơn 5 lần một ngày vì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
- Thuốc chống viêm không steroid
Các loại kháng viêm không steroid được dùng phổ biến là Motrin, Advil, Diclofenac hoặc Ibuprofen. Các thuốc thuộc nhóm này có công dụng chống viêm, giảm đau nhức cơ, đau đầu, đau họng khi mắc bệnh.
- Thuốc có chứa corticosteroid
Nhóm thuốc này cũng có công dụng chống viêm nhưng mạnh mẽ hơn thuốc chống viêm không steroid. Một số thuốc có chứa corticosteroid thường được chỉ định là Betamethason, Prednisolon. Để hạn chế các tác dụng phụ nghiêm trọng thì bệnh nhân viêm họng cấp J02 chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự cho phép của bác sỹ và không lạm dụng thuốc trong thời gian dài.
- Thuốc long đờm
Các loại thuốc long đờm hoặc siro long đờm như Bromhexine, Acemuc có thể rất hữu ích với những trường hợp viêm đau họng cấp kèm theo triệu chứng ho có đờm nhiều.
Các loại thuốc tân dược nêu trên thường mang lại hiệu quả cải thiện các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng nhưng thường gây ra tác dụng phụ nên tuyệt đối không được lạm dụng và cần tuân thủ hướng dẫn về liều lượng, cách dùng từ bác sỹ.
Viêm họng cấp j02 là chứng không quá nguy hiểm nhưng có khả năng lây nhiễm ra cộng đồng và kéo theo nhiều biến chứng nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà nên đi khám ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ để tránh rủi ro không đáng có.