Ho gió là bệnh lý về hô hấp gây ra nhiều bất tiện, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bạn đang băn khoăn tìm hiểu ho gió là gì? Nguyên nhân và triệu chứng nhận biết căn bệnh này ra sao? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp các thông tin quan trọng về bệnh lý này cho độc giả.
Tìm hiểu về ho gió
Ho gió là tình trạng ho kéo dài, thông thường không xuất hiện dịch nhầy hay đờm trong cổ họng. Tình trạng này thường dễ mắc phải khi thay đổi thời tiết lạnh đột ngột, các bệnh nhân bị cảm cúm, cảm lạnh…
Trên thực tế, đây là một trong những bệnh lý về hô hấp khá phổ biến và không quá nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan, cần tích cực điều trị bệnh dứt điểm càng sớm càng tốt. Bởi ho gió để lâu ngày có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác đối với đường hô hấp.
Nguyên nhân dẫn tới ho gió
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh ho gió, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất.
Do thay đổi thời tiết
Thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ chuyển từ nóng sang lạnh là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng ho gió đối với người bệnh. Đặc biệt đối với những người có sức đề kháng kém, sự tác động của yếu tố thời tiết có thể dễ dàng khiến hệ hô hấp chịu ảnh hưởng lớn, từ đó dẫn tới các cơn ho dai dẳng.
Do dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường
Một số bệnh nhân có cơ địa dễ dị ứng cũng có thể dẫn đến căn bệnh ho gió. Khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường như lông động vật, phấn hoa, các hóa chất, bụi bẩn… hệ hô hấp đều dễ xảy ra những phản ứng gây viêm nhiễm.
Do thường xuyên hút thuốc
Thói quen hút thuốc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, đặc biệt là niêm mạc cổ họng và cơ quan phổi. Lâu ngày, người bệnh dễ xuất hiện các cơn ho dai dẳng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Ngoài ra, khói thuốc cũng có thể gây ra những căn bệnh hết sức nguy hiểm khác như: ung thư phổi, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu…
Do mắc các bệnh lý trước đó
Ngoài những nguyên nhân trên, một số bệnh lý cũng dễ dẫn đến ho gió, làm người bệnh suy giảm hệ miễn dịch, làm tổn thương hô hấp. Các căn bệnh điển hình có thể kể đến như: bệnh hen suyễn, trào ngược dạ dày, bệnh viêm phổi, viêm thanh quản, một số bệnh lý khác về họng, phổi…
Dấu hiệu nhận biết bệnh ho gió
Rất nhiều người nhầm lẫn ho gió với các loại ho khác, từ đó dẫn đến chữa trị sai cách. Việc nắm được các dấu hiệu của ho gió sẽ giúp phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời. Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của căn bệnh này mà ai cũng cần nắm.
- Ho kéo dài: Dấu hiệu điển hình dễ nhận thấy nhất là tình trạng ho dai dẳng kéo dài. Tuy nhiên cần lưu ý, đối với ho gió thì người bệnh ho không xuất hiện dịch hay đờm nhầy.
- Khô rát cổ họng: Tình trạng ho kéo dài khiến cổ họng bị khô rát, tình trạng viêm nhiễm tiến triển nặng hơn theo thời gian. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó thở, tức ngực, thường xuyên hít thở sâu…
- Chán ăn: Miệng nhạt, chán ăn, ăn không ngon… đều là những hệ lụy của tình trạng ho gió, ho khan kéo dài. Điều này dễ dẫn tới suy nhược cơ thể, hệ hô hấp viêm nhiễm nặng hơn.
Cách trị ho gió kéo dài hiệu quả
Tình trạng ho gió kéo dài cần chữa trị sao cho hiệu quả chắc chắn là băn khoăn chung của rất nhiều người bệnh hiện nay. Dưới đây là một số biện pháp chữa trị ho gió kéo dài mà độc giả có thể tham khảo và áp dụng.
Sử dụng Tây y
Việc sử dụng các loại thuốc Tây y có khả năng đem đến hiệu quả chữa trị ho nhanh chóng. Việc dùng các loại thuốc này cần thông qua sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế. Đối với từng bệnh nhân khác nhau, việc lựa chọn loại thuốc nào để chữa trị hiệu quả sẽ có sự khác nhau.
- Thuốc cắt cơn ho: Loại Thuốc thuốc cắt cơn ho được sử dụng để giảm thiểu các triệu chứng ho dai dẳng xuất hiện ở người bệnh. Một số loại điển hình có thể kể đến như: Pholcodin, Dextromethorphan, Codein,…
- Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin chắc chắn không còn xa lạ với các bệnh nhân có cơ địa dị ứng. Các loại thuốc này được sử dụng đối với những người bị ho gió do tác động từ thay đổi khí hậu, chịu kích thích từ các yếu tố gây dị ứng… Thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ sau khi uống.
- Thuốc tê làm giảm ho: Thuốc tê giảm ho có cơ chế tác động lên các nơron thần kinh, làm tê từ đó giảm thiểu sự kích thích để gây lên các cơn ho dai dẳng. Thuốc tê làm giảm ho thường được sử dụng với hai hình thức phổ biến là ngậm và hít.
Áp dụng các bài thuốc Nam
Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây, các bài thuốc Nam dân gian hiện nay rất được ưa chuộng. Nhìn chung, phương pháp dân gian có nguồn từ thiên nhiên nên tính an toàn cao, hiệu quả lâu dài đối với người bệnh. Một số bài thuốc Nam người bị ho gió có thể áp dụng dưới đây.
- Tắc chưng đường phèn: Trái tắc hay quất là loại quả có chứa nhiều vitamin và các chất có khả năng kháng khuẩn tốt. Đường phèn lại có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho hữu hiệu. Bài thuốc tắc chưng đường phèn thường được sử dụng với các bệnh nhân bị ho gió, ho khan. Áp dụng đều đặn từ 5 – 7 ngày, mỗi ngày uống 2 bữa sẽ đem đến hiệu quả tốt nhất.
- Bài thuốc từ lá hẹ: Lá hẹ có chứa nhiều thành phần dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch, trong loại lá này còn đặc biệt chứa hoạt chất allicin – có khả năng kháng khuẩn như một loại kháng sinh tự nhiên. Người bị bệnh có thể đem hấp cách thủy lá hẹ cùng đường phèn hoặc mật ong đều đem đến hiệu quả tốt.
- Rau diếp cá và nước vo gạo: Sự kết hợp giữa rau diếp cá và nước vo gạo sẽ đem đến hiệu quả trị ho gió bất ngờ. Rau diếp có tính mát, mùi hơi the, kết hợp cùng nước vo gạo giúp xoa dịu vùng cổ bị viêm sưng, đẩy lùi các cơn ho dai dẳng.
- Bài thuốc từ nghệ tươi: Nghệ tươi cũng là một trong những nguyên liệu điều trị viêm họng, ho rất phổ biến. Trong nghệ có chứa tinh chất curcumin có khả năng kháng viêm, trừ khuẩn hữu hiệu. Người bệnh có thể kết hợp nghệ tươi với đường phèn, đem hấp cách thủy để tăng hiệu quả chữa trị ho gió.
Một số lưu ý khác khi chữa trị ho gió
- Người bệnh cần tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm có khả năng xoa dịu tình trạng sưng viêm, loại bỏ vi khuẩn.
- Tăng cường bổ sung các loại trái cây giàu vitamin, rau xanh vào chế độ ăn uống. Tránh xa các đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, các chất kích thích…
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng trong thời tiết trở lạnh. Tắm và rửa mặt bằng nước ấm.
- Tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, mỏi mệt. Dành thời gian nghỉ ngơi thư giãn hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao nâng cao sức đề kháng.
- Tránh xa môi trường khói bụi, hóa chất độc hại hay các tác nhân gây dị ứng… Đeo khẩu trang và mặc quần áo bảo hộ khi ra ngoài.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho độc giả những thông tin quan trọng về căn bệnh ho gió. Đây là bệnh lý về hô hấp khá phổ biến, có xu hướng kéo dài dai dẳng, người bệnh cần kiên trì điều trị dứt điểm để tránh để lại những biến chứng nguy hiểm về sau.