Tuổi tác càng cao thì hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể càng suy giảm. Đặc biệt khi các vấn đề về ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng, số lượng người già mắc viêm phế quản mạn tính cũng ngày càng nhiều. Vậy căn bệnh này ở người già bắt nguồn từ đâu, chữa trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đem đến cho độc giả những thông tin quan trọng.
Viêm phế quản mạn tính ở người già là gì?
Đây chắc chắn là thuật ngữ không còn xa lạ đối với nhiều người. Bệnh thường được chia thành dạng cấp tính và mạn tính. Căn bệnh này xảy ra khi ống phế quản bị viêm nhiễm do nhiều yếu tố khác nhau như nhiễm khuẩn, dị ứng, tổn thương… Tình trạng viêm nhiễm lâu ngày dần dần chuyển sang mạn tính, trở thành căn bệnh thương kỳ kéo dài hàng tháng, thậm chí dai dẳng nhiều năm.
Bệnh viêm phế quản mạn tính chiếm tới hơn 80% tỷ lệ là người già. Nguyên nhân là bởi người cao tuổi có sức đề kháng kém, quá trình tiếp xúc với các tác nhân gây hại kéo dài. Lâu dần tích tụ trong phế quản, cơ thể khó chống lại được và trở thành bệnh mãn tính.
Nguyên nhân viêm phế quản mạn tính ở người già
Bệnh ở người già có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến có thể gây ra căn bệnh này đối với người cao tuổi.
Do khói thuốc lá
Khói thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu dễ gây ra bệnh ở người cao tuổi. Trong khói thuốc có chứa nhiều chất độc hại, có khả năng phá hủy phế, phế quản và các cơ quan trong hệ hô hấp. Thường xuyên hút thuốc hay hít phải khói thuốc lá đều dễ gây viêm phế quản.
Tiếp xúc với môi trường hóa chất độc hại
Bệnh cũng có thể gặp phải khi người bệnh tiếp xúc thường xuyên, lâu ngày với môi trường hóa chất, bụi bẩn. Trong môi trường hóa chất hay bụi bẩn có chứa nhiều vi khuẩn, virus, các chất gây kích ứng cho phổi. Lâu ngày các chất độc hại tích tụ gây ra căn bệnh này.
Do cơ địa dị ứng
Những người có cơ địa dị ứng thường có xu hướng phản ứng với môi trường thời tiết bên ngoài, các dị vật, lông động vật… Những người có sức đề kháng kém thường xuyên mắc cảm cúm, cảm lạnh khi thay đổi thời tiết, dễ viêm nhiễm khi tiếp xúc với không khí bên ngoài đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Do nhiễm khuẩn đường hô hấp nhiều lần
Các bệnh về tai mũi họng lặp đi lặp lại nhiều lần mà không được chữa trị dứt điểm cũng có thể gây ra viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi. Bởi các căn bệnh này lặp lại nhiều lần làm hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, vi khuẩn virus tích tụ trong cơ thể không được tiêu diệt hoàn toàn. Khi nhiều tuổi, người bệnh rất dễ bị bệnh.
Phương pháp điều trị viêm phế quản mạn tính ở người già
Điều trị bệnh ở người già như thế nào cho hiệu quả chắc chắn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người. Việc điều trị căn bệnh này cần phối kết hợp nhiều cách thức khác nhau mới có thể đem đến hiệu quả tích cực nhất.
Chẩn đoán tình trạng bệnh
Trước tiên, người bệnh cần được tiến hành chẩn đoán viêm phế quản mạn tính thông qua các bước khám và xét nghiệm chi tiết. Các bước như: chụp x – quang phổi, đo phế dung, xét nghiệm máu… sẽ giúp các bác sĩ xác định được chính xác tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ của bệnh. Từ đó mới có thể đưa ra phương pháp điều trị đúng hướng.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Việc sử dụng thuốc kháng sinh hay một số loại thuốc Tây sẽ tuân theo sự chỉ dẫn của các chuyên gia y tế sau khi tiến hành chẩn đoán. Thông thường, thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định cho những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn, một số khác sẽ sử dụng thuốc ho, thuốc giảm viêm, dị ứng… Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh của mỗi người.
Kết hợp các biện pháp điều trị bệnh tại nhà
Viêm phế quản mạn tính ở người cao tuổi là căn bệnh kéo dài, cần nhiều thời gian để chữa trị. Chính vì vậy, người bệnh cần chủ động kết hợp các phương pháp tại nhà: tránh xa khói thuốc, vệ sinh sạch sẽ môi trường sống, uống nhiều nước lọc, bổ sung dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng…
Hướng phòng ngừa viêm phế quản mạn tính ở người già
Chủ động phòng ngừa luôn là điều cần thiết đối với bất cứ đối tượng nào. Hãy ghi nhớ một số điều dưới đây để tránh mắc phải viêm phế quản mãn tính, gây ra những cản trở trong cuộc sống sinh hoạt khi về già.
Bỏ thói quen hút thuốc
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên các căn bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm phế quản mạn tính. Chính vì thế, cần bỏ hút thuốc càng sớm càng tốt. Nếu bạn có người thân hút thuốc, nên khuyên họ bỏ thuốc để tránh gây hại cho chính mình và những người xung quanh.
Hạn chế tiếp xúc cơ thể với môi trường hóa chất, bụi bẩn
Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với không khí chứa nhiều bụi bẩn, hít các hóa chất độc hại. Trong trường hợp yêu cầu công việc bắt buộc, người lao động cần đảm bảo đeo khẩu trang, mặc quần áo bảo hộ đầy đủ. Khi ra đường cũng cần giữ kín mũi họng để tránh vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể.
Luyện tập thể thao
Luyện tập thể thao là cách thức đơn giản nhất để nâng cao sức đề kháng, chống lại các căn bệnh cho vi khuẩn virus xâm nhập gây lên. Tập luyện mỗi ngày cũng giúp cơ thể thư thái, hệ hô hấp hoạt động tốt hơn, máu lưu thông tới các cơ quan tốt hơn. Đây cũng là phương pháp để bất cứ ai trong chúng ta giải tỏa căng thẳng sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi.
Viêm phế quản mạn tính ở người già cần có phương hướng điều trị phù hợp mới có thể đem đến tiến triển tốt. Hy vọng với bài viết trên đây, độc giả có thêm những thông tin hữu ích, biết cách chủ động phòng tránh và chữa trị đúng hướng trước căn bệnh này.