Những cơn hen phế quản khi mang thai thường gây ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe của mẹ và bé. Do đó, việc khắc phục và điều trị bệnh là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
Hen phế quản khi mang thai nguy hiểm không?
Hen là một bệnh lý được gây ra do phế quản bị viêm mãn tính kéo dài. Bệnh gây ảnh hưởng tiêu cực tới hệ thống đường dẫn khí của phế quản, khiến cho đường dẫn khí của bệnh nhân bị nhạy cảm với những tác nhân ở bên ngoài.
Phụ nữ khi mang thai nếu bị hen phế quản sẽ rất nguy hiểm. Khi ấy, mẹ bầu sẽ có những triệu chứng điển hình như khó thở, thở khò khè, ngực bị căng tức, khó nói và ho kéo dài… Những triệu chứng này thường xảy ra nhiều nhất là vào ban đêm.
Phụ nữ có bầu khi bị hen suyễn thường khiến cho thai nhi bị thiếu oxy. Chính vì vậy, thai phụ cần phải được theo dõi tình trạng bệnh lý và nhanh chóng có được hướng điều trị kịp thời để giúp bệnh được kiểm soát, đảm bảo cho cả thai nhi và mẹ bầu được khỏe mạnh.
Trong trường hợp nếu như không được chữa trị đúng cách, căn bệnh hen phế quản sẽ ngày càng trở nặng và khiến cho mẹ bầu gặp phải những biến chứng như huyết áp cao, sinh non, thai nhi kém phát triển, bị chết lưu. Trong đó biến chứng nặng nhất chính là gây tử vong cho cả mẹ và con.
Điều trị hen phế quản ở phụ nữ có thai
Mục đích chính của việc chữa viêm phế quản ở những phụ nữ đang mang thai đó là ngăn chặn tình trạng thiếu oxy cho mẹ bầu và giúp cung cấp oxy cho thai nhi. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải thực hiện những biện pháp kịp thời để ngăn chặn sự phát triển của các cơn hen.
Theo đó, việc điều trị bệnh bao gồm các việc quan trọng như kiểm soát các cơn hen, giúp tăng cường chức năng của hệ hô hấp và hạn chế các yếu tố gây ra sự bùng phát của cơn hen, tư vấn cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị phù hợp nhằm duy trì chức năng và hoạt động của phổi.
Khi chữa hen phế quản, thai phụ cần phải dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không điều trị hoặc điều trị không dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng đến trẻ do trẻ không được cung cấp đủ oxy.
Tùy thuộc vào mức độ bệnh lý mà bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân lựa chọn các loại thuốc điều trị phù hợp. Thông thường, thuốc điều trị hen suyễn cho mẹ bầu thường ở dưới dạng xịt, phụt nên phần nào sẽ ít gây ảnh hưởng tới thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú không nên sử dụng dạng thuốc này.
Thuốc chữa hen phế quản dạng hít, xịt
- Glucocorticoid dạng đường uống: Theo một số nghiên cứu cho thấy, sử dụng Glucocorticoid dạng đường uống được đánh giá khá an toàn cho cả thai nhi lẫn mẹ bầu. Có rất ít trường hợp trẻ bị hở môi hàm ếch ngay cả khi mẹ sử dụng thuốc khi trẻ dưới tuần thứ 13.
- Glucocorticoid đường hít: Phổ biến nhất chính là beclomethasone và budesonide .
- Một số thuốc sinh học khác: Điển hình nhất chính là Omalizumab .
- Bên cạnh đó, những thuốc tây được dùng nhiều trong quá trình mang thai phải kể đến như thuốc kháng leukotriene, theophylin, thuốc kháng histamin ( loratadin, cetirizine, fexofenadine, diphenhydramine).
Bên cạnh việc tuân thủ dùng thuốc theo sự chỉ định của các bác sĩ, để ngăn chặn các cơn hen tiến triển, mẹ bầu cần phải chú ý đến những vấn đề sau:
- Tránh tiếp xúc với những tác nhân dị ứng có thể kích thích cơn hen như thuốc lào, khói từ thuốc lá, lông của chó mèo, khói bếp, đặc biệt nhất chính là khói từ bếp than. Những mùi hương mạnh như nước hoa, phấn hoa, thuốc xịt côn trùng, đồ ăn lạ… cũng có thể gây hen phế quản.
- Tránh sử dụng những thức ăn lạ bởi chúng có thể gây dị ứng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu vitamin. Mẹ bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm giàu chất xơ, vitamin C và một số dưỡng chất có lợi để kiểm soát hen suyễn, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ môi trường sống luôn được trong lành, sạch sẽ, tránh xa nơi có không khí ô nhiễm hay hóa chất độc hại.
- Không được hút thuốc lá hoặc ở gần người thường xuyên hút thuốc lá. Bởi lẽ, khói thuốc chính là yếu tố rất dễ gây kích thích các cơn hen.
- Nên chú trọng về chế độ dinh dưỡng hàng ngày: Mẹ bầu nên ăn đồ ăn đã được hâm ấm thay vì dùng đồ để lâu ở trong tủ lạnh.
- Tránh dùng các chất kích thích như cà phê, bia rượu, đồ ăn được đóng hộp sẵn, đồ ăn mặn hoặc dễ gây dị ứng như gà, cua, tôm, hải sản… bởi sẽ rất dễ tạo điều kiện để những cơn hen khởi phát.
- Luôn phải giữ ấm cơ thể, nhất là khi thời tiết chuyển lạnh hoặc đi vào ngoài vào ban đêm.
- Trước khi ra ngoài, mẹ bầu nên đeo khẩu trang để tránh những tác nhân bất ngờ có thể gây ra cơn hen.
- Duy trì các bài tập luyện thể chất phù hợp để giúp cho hệ hô hấp được khỏe mạnh và tăng cường tuần hoàn. Những bài tập rất phù hợp đối với mẹ bầu bị hen suyễn phải kể đến như đi bộ chậm, tập yoga…
Trong trường hợp nếu như bạn đã biết mình bị hen suyễn hoặc từng có tiền sử mắc bệnh, nếu như có ý định mang thai, bạn nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn, thăm khám cũng như điều trị một cách kịp thời. Ngoài ra, bạn cũng nên tiêm phòng vắc xin cúm trước thời điểm mang thai để ngăn ngừa cơn hen bùng phát do hoạt động của virus cúm.
Khi đang trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu cần phải làm theo sự hướng dẫn, giám sát của các bác sĩ thuộc chuyên khoa hô hấp và chuyên khoa sinh sản. Điều này sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt được bệnh lý, đồng thời đảm bảo được sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
Hen phế quản khi mang thai có nguy hiểm không và cách điều trị ra sao? Những vấn đề quan trọng này đã được chúng tôi giải đáp cụ thể qua bài viết. Hy vọng bạn sẽ chủ động trong việc phòng ngừa cũng như điều trị để đả bảo sức khỏe cho bản thân lẫn thai nhi.